Nội dung chính [ Ẩn ]
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải nhiệt, nước tháp giải nhiệt là phương tiện để trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt được người dùng đặc biệt chú ý. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng theo dõi nhanh bài viết được chia sẻ dưới đây!
Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt được nhiều người dùng quan tâm
Tiêu chuẩn nước của tháp giải nhiệt là gì?
Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt được hiểu là những điều kiện, cơ sở về các đặc tính của nguồn nước được sử dụng cho tháp giải nhiệt. Ví dụ như độ pH, độ cứng, độ dẫn điện,... Thường chỉ khi đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì hệ thống tháp tản nhiệt mới có thể đạt được hiệu quả cùng tuổi thọ tốt nhất.
Chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tháp giải nhiệt?
Nước tháp hạ nhiệt là phương tiện “trích xuất” nhiệt từ hệ thống máy móc ra bên ngoài. Do đó chất lượng nước được sử dụng luôn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và độ bền của hệ thống.
Hình thành cáu cặn - Cản trở dòng chảy
Sau một thời gian sử dụng, hình thành cáu cặn là điều khó tránh trên hầu hết các hệ thống tháp tản nhiệt. Chúng được tạo thành từ sự tích tụ của các loại khoáng chất như Silica, Magie và Canxi trong nước. Cáu cặn thường xuất hiện trên các tấm tản nhiệt, đầu phun, ống chia nước và đáy của bể chứa.
Cáu cặn làm giảm hiệu quả hạ nhiệt của hệ thống
Cáu cặn không những ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ mà còn gây cản trở dòng chảy. Từ đó làm giảm hiệu quả truyền, hạ nhiệt của thiết bị. Đó là lý do người dùng nên sử dụng nguồn nước sạch, đạt chuẩn cho các hệ thống cooling tower.
Ăn mòn tháp
Chất lượng nước không đạt chuẩn cũng là nguyên nhân khiến tháp giải nhiệt bị ăn mòn nhanh. Đặc biệt tại các bộ phận được làm bằng chất liệu kim loại. Để hạn chế vấn đề này người ta thường sử dụng nguồn nước có độ pH cân bằng, nồng độ khoáng không quá lớn.
Tạo ra rong rêu, vi sinh vật
Nguồn nước không đảm bảo kết hợp với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm là điều kiện tốt nhất để rong rêu và vi khuẩn phát triển. Tình trạng này kéo dài không những làm giảm hiệu quả hoạt động cùng tuổi thọ của thiết bị. Mặt khác nó còn gây ra mùi hôi thối khó chịu.
Sự phát triển của rong rêu gây mùi khó chịu, giảm hiệu quả làm mát
>>> Xem thêm những phương pháp xử lý cáu cặn chiller hiệu quả nhất
Các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt
Để ngăn chặn những ảnh hưởng không tốt từ nguồn nước kém chất lượng, phần lớn các đơn vị đều đang đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt. Vậy các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt cần đáp ứng là gì?
Độ pH cân bằng
Độ pH là tiêu chí quan trọng đối với nguồn nước được sử dụng cho tháp tản nhiệt. Thông số này giúp chúng ta xác định được nước đang sử dụng có tính kiềm hay tính axit. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo cặn, vi sinh vật và độ bền của thiết bị.
Độ pH của nước cũng là thông số cần lưu tâm
Độ pH của nước được xác định bằng quỳ tím. Tùy vào giá trị pH đo được, nước được chia làm 2 loại là kiềm và axit. Trong đó:
- Môi trường axit: Làm quỳ tím chuyển đỏ, độ pH dao động từ 0 đến 7. Nếu sử dụng nguồn nước này sẽ khiến kim loại bị ăn mòn nhanh, tạo điều kiện phát triển tốt cho rong rêu, tảo,...
- Môi trường kiềm: Làm quỳ tím chuyển xanh với độ pH trên 7. Đây là môi trường khá thuận lợi để hình thành cáu bẩn.
Độ cứng của nước
Độ cứng của nước được quyết định dựa trên lượng canxi và magie trong nước. Những nguồn nước có định lượng magie, canxi lớn sẽ dễ bị lắng đọng, đóng rắn khi gặp nhiệt độ cao. Đó là lý do các khu vực có nhiệt độ cao trong tháp giải nhiệt thường bị đóng cặn nhiều và dày hơn. Độ cứng của nước được chia làm 2 loại là độ cứng tạm thời (độ cứng cacbonat) và độ cứng vĩnh viễn (độ cứng phi cacbonat).
Độ dẫn điện của nước
Độ dẫn điện là tiêu chí cho biết về lượng khoáng chất có trong nguồn nước được sử dụng. Thường những nguồn nước có nhiều khoáng chất sẽ dễ gặp vấn đề về ăn mòn và cáu cặn.
Độ dẫn điện và khả năng hình thành cáu cặn, ăn mòn
Theo EDF - Tập đoàn Điện lực Pháp: Khi tăng tỷ lệ xả đáy sẽ làm giảm độ dẫn điện của nước. Từ đó hạn chế quá trình hình thành cáu cặn. Khi xuất hiện chúng có thể bám vào các đường ống nước, hệ thống van, tấm tản nhiệt và đầu phun. Điều này sẽ gây cản trở, giảm áp lực nước khiến quá trình trao đổi nhiệt kém hiệu quả hơn.
>>> Xem ngay những cách xử lý nước tháp giải nhiệt tốt nhất hiện nay
Chỉ số bão hòa nước
Chỉ số bão hòa của nước là thước đo dùng để đánh giá sự ổn định của dòng nước và nguy cơ hình thành cáu cặn hay ăn mòn. Nếu chỉ số bão hòa ở mức âm tức là nước có xu hướng ăn mòn cao. Ngược lại nếu ở số dương tức là có xu hướng hình thành cáu cặn. Do vậy chỉ số bão hòa tốt nhất của nước chỉ nên dao động từ 0 đến 1.
Nên duy trì chỉ số bão hòa tối ưu cho hệ thống nước tháp giải nhiệt
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt cũng như các vấn đề khi sử dụng nguồn nước không đạt chuẩn. Để hệ thống tản nhiệt vận hành hiệu quả, bền bỉ, các đơn vị nên sử dụng nguồn nước chất lượng, đáp ứng tốt các tiêu chí được liệt kê trên và cần phải vệ sinh tháp giải nhiệt thường xuyên.
Ngoài ra đừng quên chọn lựa cho mình các model tháp giải nhiệt phù hợp để đạt được hiệu năng tốt nhất nhé! Để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi nhất, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0966 631 546.