Nội dung chính [ Ẩn ]

    Vệ sinh tháp giải nhiệt là một trong các thao tác quan trọng cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo tốt về điều kiện vận hành, hiệu quả và tuổi thọ của thiết bị. Mặc dù vậy không nhiều người dùng hiểu và biết cách làm sạch tháp giải nhiệt đúng kỹ thuật. Tại bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về quy trình này nhé!

    Vệ sinh tháp giải nhiệt

    Vệ sinh tháp giải nhiệt có thật sự cần thiết?

    Vì sao cần vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ?

    Các hệ thống tháp giải nhiệt thường được lắp đặt và sử dụng tại các nhà máy, khu công nghiệp lớn với mục đích hạ nhiệt máy móc. Trong quá trình làm việc, thiết bị phải đưa lượng lớn nước và không khí vào bên trong máy móc. Do vậy khó tránh khỏi tình trạng bụi bẩn rơi vào bên trong tháp.

    Sau một thời gian dài hoạt động, bụi bẩn, nấm mốc được tích tụ lại tạo thành các lớp cặn bẩn trong tháp. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả tản nhiệt mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho tuổi thọ máy. Lúc này người dùng cần thực hiện vệ sinh tháp làm mát để đảm bảo điều kiện vận hành tốt nhất cho thiết bị.

    Dấu hiệu nhận biết tháp giải nhiệt cần phải vệ sinh

    Khi nào cần thực hiện vệ sinh tháp giải nhiệt cooling tower? Thông thường công tác làm sạch nên được thực hiện định kỳ trong quá trình sử dụng tháp tản nhiệt. Ngoài ra tùy vào tình trạng thực tế, người dùng có thể điều chỉnh thời gian vệ sinh. Cụ thể dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy tháp giải nhiệt cần được làm sạch càng sớm càng tốt.

    • Phía dưới đáy của tháp tản nhiệt xuất hiện nhiều cặn bẩn.
    • Xuất hiện tiếng ồn lớn, tình trạng rung lắc mạnh khi tháp hoạt động.
    • Tấm tản nhiệt của thiết bị xuất hiện nhiều cặn bẩn, thường có màu xám (CaCO3).

    Khi nào cần làm sạch tháp giải nhiệt?

    Khi nào chúng ta cần làm sạch tháp giải nhiệt?

    • Tháp giải nhiệt phát ra tiếng ồn lạ, dễ bị nóng máy hoặc có nước bị rò rỉ.
    • Bộ chia nước của máy hoạt động kém hiệu quả.
    • Hiệu quả tản nhiệt giảm mạnh, nhiệt độ nước đầu ra không đáp ứng tiêu chuẩn.

    Những vấn đề thường gặp trong tháp giải nhiệt sau một thời gian sử dụng

    Trong quá trình vận hành, có thể do không xử lý nước tháp giải nhiệt tốt trước khi cho vào hệ thống dẫn tới tháp giải nhiệt phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề về vệ sinh. Điển hình như:

    Cặn vi sinh

    Cặn vi sinh hay chính là phần cáu cặn do vi sinh vật bị chết tạo thành. Ví dụ như: Bèo tảo, rong rêu,... trong nước dùng cho quá trình làm mát của tháp. Lượng cặn vi sinh tích tụ ngày càng lớn sẽ làm cản trở đường ống dẫn nước của tháp. Từ đó giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.

    Bùn lắng

    Bùn lắng chính là những tạp chất hữu cơ có trong nước làm mát. Chúng bị lắng xuống đáy và tạo thành bùn. Phần bùn bẩn này không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn có thể bám vào đường ống, phụ kiện tháp giải nhiệt. Lượng bùn lớn sẽ làm giảm lưu lượng nước và hiệu quả làm mát của hệ thống.

    Bùn lắng gây tắc đường ống là nguyên nhân cần vệ sinh tháp làm mát

    Bùn lắng gây tắc đường ống, giảm hiệu suất vận hành

    Cặn ăn mòn

    Cặn ăn mòn xuất hiện từ gỉ sét, thép trong quá trình tháp giải nhiệt hoạt động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cáu cặn trong hệ thống tháp tản nhiệt.

    Bọt

    Sau một thời gian dài hoạt động, bề mặt bể chứa nước của tháp giải nhiệt có thể xuất hiện lượng bọt lớn. Nếu không được xử lý nó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ và hiệu quả làm mát của hệ thống. Lớp bọt này cũng là tác nhân kích thích quá trình tạo cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt nước.

    >>> Xem ngay cách tính toán tháp giải nhiệt để lắp đặt ở đây

    Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt chi tiết từ A-Z

    Việc được vệ sinh định kỳ sẽ giúp tháp giải nhiệt hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn. Song không phải ai cũng nắm được quy trình làm sạch tháp giải nhiệt đúng chuẩn. Nếu bạn cũng đang không biết nên vệ sinh thiết bị này như thế nào thì có thể tham khảo quy trình được hướng dẫn dưới đây!

    Bước 1: Tắt máy, tháo linh kiện thiết bị

    Trước khi bắt tay vào vệ sinh tháp giải nhiệt, chúng ta cần ngắt nguồn điện và tháo hoặc có phương pháp bảo vệ các thiết bị như van điện tử, thiết bị đo,... Tắt máy bơm tháp giải nhiệt để đảm bảo thiết bị không bị ảnh hưởng bởi hóa chất tẩy rửa. Tiếp đó tháo các đường ống dẫn nước để làm sạch rong rêu và chất bẩn gây cản trở dòng nước. Sau đó lắp lại như ban đầu.

    Các bước vệ sinh tháp tản nhiệt tiêu chuẩn

    Các bước vệ sinh tháp tản nhiệt tiêu chuẩn như thế nào?

    Bước 2: Chuẩn bị chất tẩy rửa

    Để làm sạch tháp giải nhiệt hiệu quả, người ta thường sử dụng hóa chất chuyên dụng. Hiện trên thị trường có khá nhiều các loại chất tẩy rửa để người dùng dễ dàng tham khảo, chọn lựa.

    Sau khi đã lựa chọn được loại hóa chất phù hợp, chúng ta cần chuẩn bị một lượng vừa đủ theo tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì. Không nên dùng quá ít sẽ làm giảm hiệu quả vệ sinh hoặc quá nhiều vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

    Bước 3: Tiến hành vệ sinh tháp giải nhiệt

    Xả nước trong tháp giải nhiệt và chỉ để lại một lượng nhất định. Tiếp đến đồ phần hóa chất đã chuẩn bị vào trong nước. Tiếp đó mở các van của tháp và bật máy bơm để nước và hóa chất đã hòa tan có thể lưu thông tuần hoàn, làm sạch toàn bộ hệ thống.

    Dùng hóa chất để vệ sinh tháp giải nhiệt

    Mở van nước để hóa chất làm sạch được tuần hoàn trong toàn hệ thống

    Bước 4: Xả nước thải sau vệ sinh

    Sau khi quá trình làm sạch tuần hoàn được hoàn tất thì bắt đầu công tác xả thải. Lưu ý: Không xả trực tiếp nước thải ra môi trường mà phải có biện pháp trung hòa để hạn chế những ảnh hưởng không tốt. Người dùng có thể sử dụng quỳ tím để kiểm tra.

    Bước 5: Thực hiện thay và bơm nước cho hệ thống tháp giải nhiệt

    Hoàn tất xả thải, người dùng tiến hành bật máy bơm để nước tuần hoàn trong hệ thống tháp giải nhiệt. Cần thực hiện thay nước liên tục cho đến khi đạt được độ trung tính theo yêu cầu.

    >>> Xem ngay quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt chi tiết ở đây

    Hướng dẫn vệ sinh linh kiện của tháp giải nhiệt

    Ngoài làm sạch từ bên trong của hệ thống, các linh kiện tháp giải nhiệt cũng cần được xử lý nếu muốn mang đến hiệu quả tản nhiệt tối ưu. Vậy chúng ta nên vệ sinh phụ kiện tháp giải nhiệt như thế nào?

    Chú ý làm sạch bên ngoài của tháp giải nhiệt

    Chú ý làm sạch bên ngoài của tháp giải nhiệt

    Vệ sinh vỏ bồn và đế bồn

    Vỏ và đế bồn của tháp tản nhiệt thường được làm bằng chất liệu sợi thủy tinh cao cấp với độ bền cao, chống ăn mòn. Do vậy việc làm sạch khá đơn giản, người dùng chỉ cần dùng nước và xà phòng để xịt rửa toàn bộ phần vỏ và bồn. Thao tác này sẽ giúp làm sạch rong rêu, cặn, bụi bẩn và mạng nhện quanh tháp.

    Cách làm sạch ống chia nước

    Ống chia nước được sử dụng nhằm đảm bảo nguồn nước được sử dụng cho quá trình làm mát. Sau một thời gian sử dụng, bộ phận này có thể bị đóng cặn, rong rêu. Cách xử lý vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tháo ống chia và loại bỏ bụi, cặn và rong rêu trên đó rồi lắp lại như ban đầu. Lưu ý cần đảm bảo các góc độ của ống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

    Vệ sinh đầu phun nước

    Nếu phát hiện đầu phun nước của tháp giải nhiệt quay quá chậm hoặc lượng nước phun ra quá ít thì người dùng cần ngay lập tức kiểm tra đầu phun. Trong trường hợp đầu phun bị tắc bởi cặn bẩn thì cần làm sạch ngay. Nếu sau khi được làm sạch mà tình trạng vẫn chưa được cải thiện thì nên thay thế linh kiện mới.

    Cần vệ sinh đầu phun nước để tránh bị tắc bởi cặn bẩn

    Đầu phun nước cần được làm sạch để tránh bị tắc bởi cặn bẩn

    Vệ sinh cánh quạt

    Cánh quạt tháp giải nhiệt được dùng để tăng hiệu quả lưu thông không khí. Do đặc thù vận hành nên bộ phận này rất dễ bị bám bụi. Quạt tháp giải nhiệt thường được làm bằng nhựa hoặc thép. Do vậy việc vệ sinh khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng vòi phun hoặc khăn là được.

    Vệ sinh tấm tản nhiệt cùng các linh kiện khác

    Đối với tấm tản nhiệt, chúng ta có thể dùng máy rửa xe cao áp cùng hóa chất chuyên dụng để xử lý nhanh các vấn đề vệ sinh. Ngoài ra người dùng cũng nên kiểm tra và vệ sinh các linh kiện khác của tháp để đạt được hiệu quả cùng tuổi thọ tốt nhất.

    Chạy thử thiết bị sau khi vệ sinh

    Sau khi hoàn tất quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt, chúng ta cần tiến hành chạy thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả vận hành của máy. Chi tiết các bước chạy thử nghiệm bao gồm:

    Cần thử vận hành máy sau khi vệ sinh tháp

    Thử vận hành máy sau khi vệ sinh

    • Mở và điều chỉnh các van nước của hệ thống.
    • Kiểm tra các phao nước của tháp giải nhiệt.
    • Chú ý độ ồn và sự rung lắc lúc máy hoạt động sau khi được vệ sinh.
    • Kiểm tra nhiệt độ nước ra và vào lúc trước và sau khi được làm sạch.
    • Chú ý tình trạng dầu tháp giải nhiệt. Nếu phát hiện dầu bị cô đặc thì cần thay mới ngay.
    • Kiểm tra kết nối điện cũng như tất cả các kết nối của máy.

    Nếu toàn bộ hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả tức là chúng ta đã hoàn tất công tác vệ sinh tháp giải nhiệt. Lưu ý: Người dùng cần thực hiện vệ sinh và bảo dưỡng tháp định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo điều kiện hoạt động tối ưu nhất cho thiết bị.

    Những loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt có thể dùng

    Sử dụng hóa chất chuyên dụng để vệ sinh tháp giải nhiệt là phương án tối ưu  đang được thực hiện tại nhiều đơn vị. Hiện có khá nhiều các loại hóa chất với các công dụng và cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến và lưu ý sử dụng. Cùng tham khảo nhé!

    Dùng hóa chất chuyên dụng để làm sạch tháp giải nhiệt

    Sử dụng hóa chất chuyên dụng để làm sạch tháp giải nhiệt

    Các loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt

    Các loại hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt rất đa dạng, người dùng có thể lựa chọn một số loại như:

    • Hóa chất xử lý nước H2001

    H2001 được dùng để xử lý nước. Sản phẩm này có thành phần là chất hữu cơ với công dụng ức chế cặn bẩn hiệu quả. Bên cạnh đó là polymer giúp hạn chế mùi hôi thối trong quá trình vận hành. Ngoài ra H2001 cũng được dùng để chống lại quá trình ăn mòn, bảo vệ tuổi thọ cùng phụ kiện tháp giải nhiệt. Mặt khác nó cũng giúp hạn chế quá trình tạo bọt.

    • Hóa chất xử lý nước Green SX801

    Green SX801 được sử dụng để loại bỏ tảo nấm và rong rêu trong các hệ thống làm mát tuần hoàn. Sản phẩm này có thể dùng cho cả dòng tháp giải nhiệt kín và hở với công dụng chính là giảm tắc nghẽn đường ống, hạn chế ăn mòn, kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật.

    Hóa chất xử lý nước Green SX801 để vệ sinh tháp giải nhiệt

    Hóa chất xử lý nước Green SX801 cho hiệu quả nhanh chóng

    • Hóa chất ức chế sự phát triển rong rêu BSG 100

    BSG 100 là hợp chất halogen với tính oxy hóa cao. Nó được dùng như một loại chất tẩy vi sinh giúp xử lý nước trong hệ thống giải nhiệt. BSG 100 có độc tính thấp, dễ phân hủy và không đem lại nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt chúng ta có thể sử dụng  BSG 100 bằng phương pháp định lượng hoặc thủ công đều rất an toàn.

    Những lưu ý khi sử dụng hóa chất làm sạch tháp giải nhiệt

    Cuối cùng để mang đến hiệu quả làm sạch tốt nhất cũng như sự an toàn trong quá trình thực hiện, dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho bạn!

    Vệ sinh tháp giải nhiệt cần đảm bảo nguyên tắc an toàn

    Cần đảm bảo nguyên tắc an toàn khi thực hiện làm sạch

    • Mỗi loại cáu bẩn hay rong rêu đều cần được xử lý bởi các loại hóa chất riêng biệt. Do vậy người dùng nên kiểm tra các thành phần và công dụng của từng loại hóa chất để chọn lựa được loại phù hợp.
    • Khi tẩy rửa tháp giải nhiệt bằng hóa chất cần căn chỉnh thời gian phù hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất cũng như sự an toàn cho người dùng và máy móc.
    • Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn lao động, trang bị đồ bảo hộ và kiến thức về hóa chất, nồng độ sử dụng phù hợp.
    • Sau khi chạy tuần hoàn hóa chất, người dùng nên xả sạch thau, bể và kiểm tra lại bằng quỳ tím.
    • Trong trường hợp muốn sử dụng nhiều loại hóa chất cùng lúc với nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc nhà sản xuất để điều chỉnh hàm lượng, tránh phản ứng không mong muốn.

    Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nhanh về quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt cũng như các loại hóa chất và vấn đề về bụi, cặn bẩn của thiết bị sau một thời gian sử dụng. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể mang đến cho bạn thông tin tham khảo hữu ích!

    >>> Xem thêm tháp giải nhiệt là gì? Nhiệm vụ và chức năng của tháp tại đây