Nội dung chính [ Ẩn ]
Do đặc thù vận hành, các hệ thống tháp giải nhiệt thường gặp khá nhiều vấn đề về vệ sinh đặc biệt là cáu cặn. Nếu không được làm sạch, chúng không chỉ làm giảm tuổi thọ máy mà còn làm giảm hiệu quả hạ nhiệt. Vậy chúng ta cần xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt như thế nào?
Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt như thế nào?
Những cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Tháp giải nhiệt nên được vệ sinh, làm sạch cáu cặn định kỳ để đạt được hiệu quả và tuổi thọ tốt nhất. Vậy có những cách xử lý cáu cặn chiller nào hiệu quả, an toàn? Theo dõi ngay những cách được chia sẻ dưới đây nhé!
Vệ sinh đường ống của tháp làm mát
Cáu cặn trong đường ống sẽ gây cản trở tuần hoàn của dòng nước làm mát. Vì vậy bạn có thể áp dụng các cách sau đây để làm sạch đường ống tháp giải nhiệt:
Làm sao để làm sạch đường ống nước tháp giải nhiệt?
- Sử dụng thủy lực: Bằng cách gia tăng tốc độ của dòng nước trong ống thông qua các van sẽ làm tăng áp lực nước chảy. Qua đó giúp đẩy, làm sạch phần cáu cặn bên trong đường ống. Đây là cách làm khá đơn giản, hiệu quả và an toàn.
- Dùng khí nén: Nếu cách làm phía trên chưa đem đến hiệu quả tốt nhất, người dùng có thể thử làm sạch đường ống bằng khí nén. Dưới tác động của áp lực lớn, nước chảy nhanh và mạnh hơn giúp phá vỡ các mảng bám cáu cặn.
- Kết hợp thủy lực và khí nén: Cách làm này thường được áp dụng cho các cặn cứng đầu, lâu ngày và khó xử lý. Cụ thể chúng ta kết hợp sử dụng thủy lực kèm với bơm xả áp suất để thông, cạo cặn bẩn trên thành ống.
Xử lý cáu cặn bằng hóa chất chuyên dụng
Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng các loại hóa chất chuyên dụng là phương pháp phổ biến nhất đang được sử dụng hiện nay. Quá trình làm sạch được diễn ra qua 3 bước là tẩy cáu cặn, ức chế ăn mòn và tẩy vi sinh vật. Người ta sử dụng các loại hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt chuyên dụng với cách làm chi tiết như sau:
- Tẩy cáu cặn
Trước tiên chúng ta cần xả nước trong hệ thống và chỉ để lại một lượng vừa đủ. Sử dụng lượng hóa chất đúng định lượng được khuyến cáo và hòa tan trong bể chứa nước. Tiếp đó khởi động van để nước tuần hoàn trong hệ thống giải nhiệt. Cuối cùng kiểm tra, xử lý độ pH của nước và xả đáy. Lúc này nước bẩn cùng cáu cặn sẽ được đưa ra bên ngoài.
Xử lý cáu cặn như thế nào?
- Ức chế ăn mòn, cáu bẩn
Để đem lại hiệu quả vệ sinh tốt nhất, sau khi được loại bỏ cáu cặn người ta tiếp tục sử dụng hóa chất ức chế cáu bẩn, ăn mòn cho tháp hạ nhiệt. Bạn có thể lựa chọn loại pha trực tiếp hoặc bơm định lượng đều được. Tiếp tục cho nước tuần hoàn trong khoảng 1 tiếng để đạt được hiệu quả toàn diện, tối ưu nhất.
- Tẩy vi sinh vật
Cuối cùng chúng ta cần dùng thêm một loại hóa chất với tính axit nhẹ để xử lý, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và rong rêu.
Phương pháp trao đổi ion (cation)
Trao đổi ion là phương pháp hóa học xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt một cách vô cùng hiệu quả. Như chúng ta đã biết: Các ion Mg2+ và Ca2+ là những nguyên nhân chính tạo thành cáu bẩn. Nó tồn tại trong nguồn nước sử dụng cho tháp giải nhiệt. Để ngăn chặn lượng cáu cặn được tạo, trao đổi ion là giải pháp hữu hiệu được áp dụng. Cụ thể:
Trao đổi ion hạn chế cáu bẩn
- Các ion gốc tự do được thay thế dần bằng ion vô hại. Các hạt nhựa đóng vai trò thanh lọc, loại bỏ khoáng chất không cần thiết trong nước.
- Về mặt bản chất các hạt nhựa được sử dụng có cấu trúc phân tử, chứa các gốc axit và bazo để thay thế mà không làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của hạt.
Trong quá trình trao đổi diễn ra, nước dược làm mềm với các ion Na+ liên kết với ion âm khác. Mặt khác Ca2+ và Mg2+ bị loại bỏ trong nước đồng thời cáu cặn cũng được làm sạch một cách toàn diện, nhanh chóng.
Với phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt này các hạt nhựa trao đổi ion có cấu trúc đặc biệt, có thể tái sinh bằng cách cho muối vào những cột lọc có hạt. Vì vậy không chỉ an toàn, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Sử dụng hệ thống lọc RO
Xử lý nước bằng hệ thống lọc RO đang là một trong các phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Nó cũng đang được ứng dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hiểu đơn giản hệ thống lọc RO tức là để nguồn nước đi vào hệ thống trước khi qua đường ống. Như vậy sẽ giúp hạn chế cáu cặn trên thành tháp.
Hệ thống lọc RO tân tiến
Thay vì sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng, RO hoạt động với hệ thống màng lọc tân tiến với kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micromet. Nhờ vậy không chỉ có thể lọc sạch các ion kim loại, chất rắn mà còn giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi sinh vật siêu nhỏ. Từ đó đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn để sử dụng cho tháp giải nhiệt.
Dù được đánh giá cao về hiệu quả lọc, làm sạch nước tuy nhiên chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống lọc RO tương đối cao. Hơn nữa công tác bảo dưỡng và vệ sinh khá phức tạp nên các đơn vị cần cân nhắc khi sử dụng.
Xử lý cáu cặn chiller bằng thiết bị TWT
TWT là thiết bị xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt với công nghệ sóng tam giác hiện đại. Nó có thể giải quyết hiệu quả các loại cáu cặn, rong rêu cực kỳ nhanh chóng và an toàn. Hiện TWT đang được sử dụng các các hệ thống lọc hóa dầu, trao đổi nhiệt đến hệ thống làm lạnh, tháp giải nhiệt,...
Về nguyên lý, TWT xử lý cáu cặn chiller bằng điện tử hoạt động với phương pháp điều chỉnh tần số. Tức là sử dụng một cuộn dây quanh các đoạn ống nước của hệ thống, chịu tác động của dòng điện. Khi có nước đi qua đường ống, cuộn dây sẽ tác động gây ức chế, hạn chế tình trạng bám dính, hình thành cặn bẩn. Hơn nữa lớp cặn cũ cũng được làm sạch hoàn toàn.
TWT và công nghệ làm sạch cặn bẩn cực kỳ hiệu quả
Phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng TWT đang khá được ưa chuộng với các ưu điểm nổi bật như:
- Làm sạch cáu cặn nhanh, hiệu quả.
- Chi phí đầu tư thấp, dễ sử dụng và phù hợp với mọi điều kiện lắp đặt.
- Tiết kiệm chi phí, năng lượng cho quá trình sử dụng, thân thiện với môi trường.
- Tương thích với nhiều hệ thống máy móc, thiết bị tản nhiệt.
Sử dụng Ewater để xử lý cáu cặn
Ewater là thiết bị xử lý cáu cặn được dùng cho các lò hơi công nghiệp không sử dụng hóa chất. Ví dụ như các đơn vị may mặc, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm,... Thiết bị giúp tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, không gây ảnh hưởng đến độ an toàn của hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất.
Ewater hoạt động theo nguyên lý điện từ trường, áp dụng định luật Vật Lý để tạo trường điện từ cảm ứng. Với tần số biến đổi liên tục, Ewater tạo và cung cấp nguồn năng lượng để ion hóa các chất có thể gây cặn như Mg, Ca, Mn, Fe và Si,... Thông qua đó làm mấy khả năng bám dính của chúng trên đường ống.
Ewater giúp làm sạch cặn bẩn tháp giải nhiệt
Công suất của các thiết bị xử lý nước Ewater phụ thuộc vào đường kính ống nước và công suất của lò hơi, tháp giải nhiệt. Thiết bị này được người dùng đánh giá cao bởi:
- Chi phí và năng lượng sử dụng thấp, hiệu quả mang lại cao, nhanh chóng.
- Ewater giúp giải quyết nhanh các vấn đề về rỉ sét và cáu cặn, tăng tuổi thọ cho tháp giải nhiệt cùng các đường ống nước.
- Không gây ảnh hưởng đến hệ thống máy móc, quá trình sản xuất vì không sử dụng hóa chất.
Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt là một trong những công việc cần được thực hiện định kỳ nếu muốn thiết bị hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Trên đây là những loại cáu cặn cũng như các phương pháp làm sạch an toàn, tiết kiệm và tiện lợi. Mong rằng bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích!