Máy nén khí

Nội dung chính [ Ẩn ]

    Máy nén khí là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Ngoài giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, sản phẩm này còn đem đến hiệu quả cực tốt trong việc tối ưu chi phí và lợi ích cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về máy nén khí, mời bạn theo dõi các nội dung dưới đây của chúng tôi!

    Máy nén khí là gì?

    Mua máy nén khí tại Hà Nội chính hãng, giá tốt tại KUMISAI VIỆT NAM

    Mua máy nén khí tại Hà Nội chính hãng, giá tốt tại KUMISAI VIỆT NAM

    Máy nén khí còn được gọi với những cái tên như: máy bơm khí nén, máy bơm hơi, máy nén hơi,... Thiết bị này có chức năng làm tăng áp suất của chất khí bằng cách làm giảm thể tích của nó. Từ đó tạo thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng khí nén phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. 

    Máy nén khí có những ứng dụng gì trong cuộc sống? 

    Máy nén khí ứng dụng đa dạng trong cuộc sống. Cụ thể như sau: 

    1. Công nghiệp chế tạo 

    Trong các ngành công nghiệp chế tạo như luyện kim, in ấn,... máy nén khí có áp suất lớn dùng để phục vụ cho công việc chế tạo, sửa chữa hoặc cung cấp khí cho các thiết bị khác hoạt động. 

    Ứng dụng máy nén khí trong các ngành công nghiệp hiện đại

    Ứng dụng máy nén khí trong các ngành công nghiệp hiện đại

    Khí nén được sử dụng để điều khiển hệ thống tự động, ứng dụng trong thiết bị nâng để cẩu hàng hóa, tác động lên súng phun sơn, cắt hàn,... Bên cạnh đó, máy nén khí còn dùng để vệ sinh, làm sạch bụi bẩn,... 

    2. Công nghiệp khai khoáng 

    Máy nén khí là một “mắt xích” quan trọng trong công nghiệp khai khoáng. Thiết bị này cung cung cấp năng lượng khí nén mạnh mẽ để thúc đẩy các loại máy móc như máy khoan, máy rung,... thực hiện việc thăm dò độ sâu của lớp đất đá và khai thác tài nguyên quý.

    Ngoài ra, máy nén khí còn cung cấp không khí cho hầm lò. Việc sử dụng máy nén khí sẽ giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho con người trong quá trình làm việc.

    3. Bảo dưỡng xe

    Trong chế tạo và bảo dưỡng xe, máy nén khí đóng là thiết bị không thể thiếu trong việc nâng cấp và duy trì xe. Chúng được dùng để bơm lốp xe, làm sạch những vị trí ngóc ngách, xì khô sau khi rửa xe, bắn đinh bọc yên xe gắn máy,... cùng các tác vụ khác nhau để đảm bảo xe luôn hoạt động hiệu quả.

    4. Y tế và dược phẩm

    Trong các ngành dược phẩm và y tế, máy nén khí không dầu là dòng máy chuyên dụng vì nó cung cấp lượng khí sạch, giúp đảm bảo vệ sinh. Cụ thể là:

    Ứng dụng máy bơm khí không dầu Ứng dụng máy bơm khí không dầu 

    • Sản xuất thuốc kháng sinh

    • Đẩy nhanh quá trình sấy

    • Đóng gói, vệ sinh vỏ thuốc,...

    • Vệ sinh và khử trùng trong y tế, cung cấp lượng khí cho các máy móc như máy oxy,... 

    5. Công nghiệp sản xuất thực phẩm và các loại đồ uống

    Máy nén khí không dầu được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống. 

    • Cung cấp nguồn khí nén trong các dây chuyền sản xuất tự động

    • Sản xuất bao bì chân không

    • Vệ sinh bao bì, khuôn mẫu

    • Làm mát nhanh thực phẩm

    • Thổi chai lọ, rửa chai, đóng chai, phun tráng phủ trong thùng,... 

    6. Chế biến gỗ và cải thiện môi trường

    Khí nén dùng để vận chuyển mạt cưa và vỏ bào, tẩm thấm gỗ; hỗ trợ hoạt động của máy ép uốn, nắn gỗ và các dụng cụ khắc gỗ, đóng đinh, đánh bóng, bào soi, mài bóng, xiết đinh vít, phun sơn,... 

    Ngoài ra, máy nén không khí là một nhân tố thiết yếu trong hệ thống xử lý nước thải; đưa hóa chất tẩy rửa vào trong bể với áp lực cao để đẩy nước thải qua bộ lọc và giữ phần rác ở lại,... Cung cấp áp suất cho việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm, góp phần làm sạch đường ống, giúp việc bơm xả trở nên dễ dàng hơn,... 

    7. Một số ứng dụng khác 

    • Ngành xây dựng: Khí nén dùng để phun bê tông, kết hợp với các công cụ khoan để khoan lỗ, khoan tường hỗ trợ công việc được hiệu quả.

    • Ngành giao thông vận tải: Khí nén được sử dụng trong việc đóng mở cửa xe, điều chỉnh đường ray xe lửa, điều khiển tự động hóa tàu điện ngầm, điều khiển các thiết bị tự động trên tàu.

    • Ngành đường sắt- đường bộ: Thao tác hãm, thao tác bộ phận hãm toa xe, thao tác hệ thống ghi và tín hiệu, dụng cụ duy tu và bảo dưỡng trên đường, dụng cụ sửa chữa đầu máy toa xe,... 

    Cải thiện môi trường hiệu quả với máy nén khí Nhật Bản Cải thiện môi trường hiệu quả với máy nén khí Nhật Bản 

    • Ngành nông nghiệp: Vận chuyển hạt, xông khói các sản phẩm khác nhau, đào - bới để thu hoạch một số sản phẩm,... 

    • Ngành hóa chất: Sục khí và khuấy lắc chất lỏng; làm sạch ống bằng phương pháp thông, thổi, thao tác máy bơm tiểu ly, khí công nghệ,... 

    Phân loại máy bơm nén khí

    Hiện nay, máy nén khí được phân loại dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, 2 cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào nguyên lý hoạt động và theo chất lượng khí đầu ra. 

    1. Theo nguyên lý hoạt động

    Về sự khác biệt trong nguyên lý vận hành, máy nén khí được chia làm 3 loại:

    1.1 Máy nén khí trục vít

    Dòng máy nén khí cao áp trục vít Dòng máy nén khí cao áp trục vít 

    Là loại máy vận hành theo cơ chế biến đổi thể tích để tạo ra khí nén. Máy nén khí trục vít có khả năng tạo và duy trì lượng khí nén lớn, ổn định và áp suất cao nên thường ứng dụng trong các nhà máy lớn, dây chuyền sản xuất tự động,...

    1.2 Máy nén khí piston

    Giá máy nén khí piston phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng

    Giá máy nén khí piston phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng

    Máy bơm hơi cao áp piston hoạt động dựa trên cơ chế chuyển động tịnh tiến của piston đặt trong xi lanh. Đây được xem là loại máy nén khí giá rẻ thông dụng nhất với dải công suất đa dạng. Các model nén khí piston thường được trang bị tại các gara sửa chữa xe máy, ô tô hoặc phục vụ các nhu cầu cơ bản tại gia đình,... 

    1.3 Máy nén khí ly tâm

    Dòng máy nén khí ly tâm Dòng máy nén khí ly tâm 

    Là thiết bị sử dụng bánh đẩy hình đĩa quay hoặc hình quạt để nén khí. Dòng máy nén hơi này có công suất “siêu” lớn nên thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng. 

    2. Theo chất lượng khí đầu ra

    Dựa vào chất lượng khí đầu ra, máy nén khí được chia thành 2 loại chính là: 

    2.1 Máy nén khí không dầu

    Là loại máy cho khả năng cung cấp nguồn khí nén có độ tinh khiết cao, sạch và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Máy nén khí không dầu chuyên dùng cho các ngành y tế, dược phẩm, nha khoa, thực phẩm,...

    Máy bơm hơi phân theo chất lượng khí đầu raMáy bơm hơi phân theo chất lượng khí đầu ra

    2.2  Máy nén khí có dầu

    Là dòng máy sử dụng dầu làm mát, bôi trơn nên khí nén sinh ra có mùi lẫn hơi dầu nên không đạt tiêu chuẩn để sử dụng cho các ngành có yêu cầu khí nén có độ tinh khiết cao. Loại máy này có mức giá rẻ, độ bền cao, vận hành trơn tru, ít phát sinh sự cố khi hoạt động,... thường ứng dụng cho các ngành sửa chữa, công nghiệp. 

    Tìm hiểu chi tiết cấu tạo của máy nén khí công nghiệp

    Nhằm giúp bạn có thể hiểu hơn về sản phẩm máy nén khí, chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về cấu tạo của từng loại máy.

    1. Cấu tạo của máy nén khí piston

    Máy nén khí piston được chia thành máy nén khí piston 1 cấp và máy nén khí piston 2 cấp. Cấu tạo từng loại là:

    Cấu tạo máy nén khí rửa xe pistonCấu tạo máy nén khí rửa xe piston

    • Máy nén khí piston 1 cấp: Gồm piston, xilanh, thanh truyền, con trượt, van nạp khí, van xả khí, tay quay, con đẩy.

    • Máy nén khí piston 2 cấp: Gồm piston, xilanh, thanh truyền, con trượt, van nạp khí, van xả khí, tay quay, con đẩy, bình làm mát khí, phớt. 

    2. Cấu tạo máy nén khí trục vít

    Về cơ bản, máy nén khí trục vít được cấu thành từ các bộ phận sau:

    • Lọc khí đầu vào: Bộ phận lọc bụi bẩn không khí trước khi đi vào đầu nén.

    • Van cửa nạp máy nén khí: Đóng - mở để cho không khí có đi vào đầu nén hay không. Khi máy nén khí chạy không tải thì van này đóng lại, khi máy chạy có tải thì van này mở ra.

    • Cụm đầu nén: Thực hiện nén không khí lên áp suất cao.

    • Khớp nối: Truyền chuyển động quay của động cơ về đầu nén khí.

    • Van một chiều: Van tại đầu ra, giúp khí chỉ di chuyển theo chiều xác định. 

    Cấu tạo máy nén khí trục vít Cấu tạo máy nén khí trục vít 

    • Động cơ điện: Là bộ phận nối với đầu nén khí, thực hiện chuyển hóa năng lượng điện năng thành chuyển động quay. 

    • Bình chứa dầu: Chịu được áp suất cao và nhiệt độ cao đến > 100 độ C. 

    • Van áp suất tối thiểu (chức năng gần như van 1 chiều): Giúp duy trì áp suất tối thiểu tại bình dầu. 

    • Quạt làm mát: Dùng để giải nhiệt két làm mát dầu và khí.

    • Bộ làm mát khí: Làm bằng nhôm làm nhiệm vụ giải nhiệt khí nén đầu ra.

    • Bộ tách nước: Dùng để tách nước một phần trong khí nén bằng nguyên lý xoắn ốc ly tâm.

    • Van xả nước tự động: Có thể cài đặt thời gian xả nước tự động ở trong đường ống.

    • Van an toàn: Bộ phận đảm bảo máy nén khí được an toàn trước các sự cố chập cháy từ nguồn điện.

    • Van hút: Làm nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng của khí nén đầu vào. 

    • Bộ giải nhiệt dầu: Làm bằng nhôm, có vai trò giải nhiệt dầu máy nén khí.

    • Két giải nhiệt dầu: Đặt cạnh bộ làm mát để làm mát dầu và khí nén.

    • Lọc tách dầu và khí: Giữ dầu ở lại trong máy và chỉ cho khí nén ra ngoài hệ thống.

    • Lọc dầu: Sẽ lọc bụi bẩn trong dầu máy nén khí.

    • Van điện từ: Làm nhiệm vụ đóng - mở cổ hút. 

    • Van hằng nhiệt: Duy trì nhiệt độ máy nén khí ổn định ở mức 75 - 85 độ C.

    • Cảm biến áp suất: Điều khiển máy hoạt động trong giải áp suất định mức.

    • Cảm biến nhiệt độ: Thực hiện đo nhiệt độ máy nén khí và đưa ra cảnh báo nếu như nhiệt độ đang ở mức quá cao. 

    • Cảm biến quá tải: Lắp đặt nhằm bảo vệ máy khỏi các sự cố chập, cháy,...

    Ngoài ra, một số bộ phận khác trong máy nén khí trục vít như bảng điều khiển, công tắc,... 

    3. Cấu tạo của máy nén khí ly tâm

    Máy nén khí ly tâm được cấu thành từ 4 bộ phận chính gồm vỏ máy, trục máy, cánh định hướng, bánh công tác và một số chi tiết khác như cửa hút, ổ đỡ, vách ngăn, vòng làm kín, vỏ trong, cửa xả, rotor, ổ chặn,... 

    • Vỏ máy: Thường được làm bằng gang xam hoặc gang hợp kim, có cấu tạo phức tạp và khối lượng lớn, được xem là giá đỡ cho các chi tiết khác. Vỏ máy gồm các ổ trục để đỡ trục máy, các áo nước để dẫn nước làm mát và có các khoang để dẫn khí. Vỏ máy nén khí ly tâm được chế tạo thành 2 nửa, thuận tiện cho việc tháo lắp. Ngoài ra còn có loại được chế tạo liền khối. 

    • Trục máy: Được chế tạo từ thép hợp kim. Các bánh công tác sẽ được lắp lên đó để nhận truyền động từ động cơ dẫn động và quay với vận tốc cao giúp thực hiện quá trình nén khí. Trục máy được lắp vào các ổ đỡ ở trên vỏ máy. 

    Cấu tạo của dòng máy nén khí ly tâmCấu tạo của dòng máy nén khí ly tâm

    • Cánh định hướng: Là 1 tấm kim loại được làm từ gang hoặc thép hợp, sẽ đặt sát với bánh công tác để làm nhiệm vụ hướng dẫn dòng khí đi từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp cấp nén kế tiếp. Cánh định hướng gắn với vỏ và sẽ không quay theo trục máy.

    • Bánh công tác: Được lắp ở trên trục máy quay theo trục máy để làm biến đổi động năng chất khí và sẽ thực hiện quá trình nén khí. Trên bánh công tác sẽ gồm các bánh cong. Có 3 loại bánh công tác là bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở và bánh công tác kín.

    Quy trình bảo dưỡng máy bơm khí đúng cách bạn cần biết

    Bảo dưỡng máy nén khí định kỳ sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt hơn, đồng thời nâng cao tuổi thọ và tiết kiệm điện năng tối đa. Do đó, người dùng cần phải thực hiện công việc này hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,... Cụ thể:

    1. Bảo dưỡng hàng ngày

    • Khi máy nén khí hoạt động cần chú ý đến sự chấn động và tiếng ồn bất thường.

    • Đảm bảo mức dầu luôn chạm hết kính thăm dầu.

    Kiểm tra và thay dầu cho máy nén khí thường xuyên Kiểm tra và thay dầu cho máy nén khí thường xuyên 

    • Xả van xả dưới đáy bình chứa sau mỗi 4 hoặc 8 tiếng hoạt động, tùy theo độ ẩm của không khí.

    2. Bảo dưỡng máy khí nén mỗi tuần

    • Vệ sinh và đồng thời làm sạch bộ lọc khí, không để cho chúng bị tắc nghẽn vì như vậy có thể làm ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của máy và làm giảm tuổi thọ nhớt.

    • Vệ sinh linh kiện bên ngoài máy nén khí, đảm bảo cho các ống giải nhiệt luôn được sạch sẽ.

    • Kiểm tra kỹ hoạt động của bộ phận van xả.

    • Kiểm tra dầu và thay dầu mới khi cần thiết.

    • Kiểm tra về sự rò rỉ của toàn bộ hệ thống nén khí.

    • Kiểm tra độ căng dây đai, tiến hành điều chỉnh tăng/ giảm cho phù hợp. Nếu như cần thiết thì nên thay dây đai mới.

    3. Bảo dưỡng theo quý 

    • Thay dầu định kỳ theo khuyến cáo là 3 tháng 1 lần.

    • Kiểm tra hệ thống van, tiến hành làm sạch muội than ở đầu máy và các van.

    Kiểm tra, thay thế lọc dầu cho máy nén khí Kiểm tra, thay thế lọc dầu cho máy nén khí 

    • Siết chặt các ốc, bu lông, các mối nối,... 

    • Kiểm tra khi máy ở chế độ không tải.

    • Kiểm tra bộ phận bình chứa dầu, cần thay thế lọc dầu mới sau khoảng 1000 giờ (khoảng 6 tháng sử dụng).

    4. Bảo dưỡng hàng năm 

    • Kiểm tra tổng thể máy nén khí và siết chặt các bu lông.

    • Thay mới bộ phận lọc gió và lọc tách dầu.

    • Bơm mỡ bổ sung vào các vòng bi và động cơ máy. 

    • Kiểm tra chế độ tự ngắt của máy nén khí. 

    Mua máy nén khí hãng nào tốt?

    Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng sản phẩm máy nén khí đến từ các thương hiệu khác nhau. Dưới đây là top 2 thương hiệu máy nén khí tốt nhất mà bạn có thể tham khảo mua sử dụng. 

    1. Máy nén khí Kumisai 

    Kumisai là một trong những thương hiệu máy nén khí được người dùng ưu ái sử dụng và đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Máy bơm khí nén Kumisai được sản xuất và lắp ráp trên dây chuyền công nghệ hiện đại, trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Các sản phẩm luôn được nâng cấp, cải tiến để mang lại hiệu suất làm việc tối đa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.

    Máy nén khí Kumisai -  Thiết bị nén khí được sử dụng phổ biến tại các tiệm sửa chữa xeMáy nén khí Kumisai -  Thiết bị nén khí được sử dụng phổ biến tại các tiệm sửa chữa xe

    Máy nén khí Kumisai đa dạng các dòng sản phẩm thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn dựa trên điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng. Một số model nổi bật nhất đó là Kumisai KMS-75200, Kumisai KMS-10300A, Kumisai KMS-55200, Kumisai KMS-370, Kumisai KMS-15500,... 

    2. Máy nén khí Puma

    Nhắc đến máy nén khí, chúng ta không thể không nhắc đến thương hiệu Puma. Ra đời năm 1979 tại Đài Loan, cho đến nay máy nén khí Puma được tin dùng trên 136 quốc gia. Puma luôn không ngừng cải tiến và nâng cấp công nghệ cùng tính năng giúp tạo lượng khí nén ổn định, thời gian nén giúp đáp ứng gần như ngay lập tức khi người dùng cần.  

    Máy nén khí Puma - Thương hiệu máy nén khí nổi tiếng đến từ Đài Loan 

    Máy nén khí Puma - Thương hiệu máy nén khí nổi tiếng đến từ Đài Loan 

    Sản phẩm máy nén khí Puma gồm có cả 2 loại là máy nén khí trục vít và máy nén khí piston. Một số model nổi bật đó là Puma GX-10030, Puma GX 50160, PUMA GX-7250A, Puma GX-150300,...

    Trên đây là nội dung tổng hợp về máy nén khí mà KUMISAI VIỆT NAM - Địa chỉ bán máy nén khí tại Hà Nội muốn chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần báo giá máy nén khí Kumisai, máy nén khí Puma chính hãng; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0982 090 819 bạn nhé!