Nội dung chính [ Ẩn ]

    Phòng máy nén khí là một phần không thể thiếu trong các nhà máy và xí nghiệp, cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho quá trình sản xuất. Vậy hệ thống này gồm những gì? Cần lưu ý gì khi lắp đặt? 

    Tầm quan trọng hệ thống phòng máy nén khí

    Một thiết kế và quản lý tốt hệ thống phòng máy nén hơi bài bản sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực: 

    Vai trò hệ thống phòng máy nén khí

    Vai trò hệ thống phòng máy nén khí

    Cung cấp năng lượng sạch

    Khí nén được sử dụng để vận hành nhiều máy móc trong nhà máy, thay thế cho điện hay dầu, vừa an toàn lại vừa thân thiện với môi trường.

    Tăng năng suất

    Khí nén là nguồn năng lượng quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, gia công, cho đến đóng gói và vận chuyển. Một hệ thống phòng máy nén khí hoạt động hiệu quả giúp duy trì quá trình sản xuất liên tục và không bị gián đoạn.

    Tiết kiệm năng lượng và chi phí

    Một hệ thống được thiết kế hợp lý với các thiết bị như bình chứa khí nén và van an toàn sẽ giúp giảm tải cho máy nén khí. Từ đó tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành. Việc kiểm soát áp suất cũng giúp tránh lãng phí khí nén không cần thiết.

    Linh hoạt và ổn định

    Khí nén được điều chỉnh dễ dàng để phù hợp với từng loại máy móc, đồng thời đảm bảo luôn có sẵn khí nén khi cần, không bị gián đoạn.

    Hệ thống phòng máy nén khí gồm những gì?

    Phòng máy nén hơi là một hệ thống gồm nhiều thiết bị, máy móc cùng phối hợp, hoạt động để tạo và cung cấp khí nén. Từ đó, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng… 

    Máy nén khí

    Đây là thiết bị trung tâm của hệ thống, có nhiệm vụ hút và nén không khí từ môi trường để tạo ra khí nén áp suất cao. 

    Có nhiều loại máy nén khí khác nhau như: máy nén khí trục vít, máy nén khí piston, máy nén khí ly tâm. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.

    Máy nén khí 

    Máy nén khí 

    Bình chứa khí nén

    Bình chứa có vai trò lưu trữ khí nén đã được nén, đảm bảo cung cấp liên tục khí nén cho các hoạt động sản xuất, ngay cả khi máy nén khí tạm thời ngừng hoạt động.

    Hệ thống xử lý khí nén

    Hệ thống này gồm các thiết bị như máy sấy khí, bộ lọc, bộ tách dầu và nước, giúp loại bỏ các tạp chất như hơi nước, dầu, bụi bẩn khỏi khí nén, đảm bảo chất lượng khí nén đáp ứng yêu cầu của các thiết bị sử dụng khí.

    Hệ thống đường ống

    Đây là mạng lưới đường ống dẫn khí nén từ máy nén đến các điểm sử dụng trong nhà máy hoặc công xưởng. 

    Hệ thống đường ống dẫn khí nén

    Hệ thống đường ống dẫn khí nén

    Hệ thống điều khiển và giám sát

    Đảm nhiệm chức năng điều chỉnh áp suất, nhiệt độ, lưu lượng khí nén, cũng như phát hiện và cảnh báo các sự cố có thể xảy ra.

    Hệ thống phụ trợ

    Bao gồm các hệ thống làm mát, thông gió, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện, đảm bảo môi trường hoạt động an toàn và ổn định cho toàn bộ hệ thống phòng máy nén khí.

    >>Xem thêm: Bảng mã lỗi máy nén khí Kobelco - Cách khắc phục

    Những tiêu chí cần nắm khi thiết kế phòng máy nén khí

    Tiêu chuẩn phòng máy nén khí cần được tính toán cẩn thận với sự chú trọng đến yếu tố an toàn, hiệu quả. Đồng thời phải tiện lợi khi cần bảo trì, đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của toàn hệ thống. 

    Vị trí đặt phòng máy 

    Phòng cần được đặt tại khu vực có không khí lưu thông tốt, thoáng mát; tránh đặt trong các khu vực kín hoặc quá gần các nguồn phát sinh bụi, hơi nước.

    Để giảm thiểu hao hụt khí nén trên đường ống, khoảng cách từ phòng máy đến các thiết bị tiêu thụ không nên quá 50m.

    Thêm nữa, cần đảm bảo nền móng vững chắc, không bị rung lắc trong quá trình máy hoạt động.

    Vị trí đặt phòng máy

    Vị trí đặt phòng máy

    Thiết kế đường ống

    Đường ống cần được làm từ vật liệu chịu được áp suất cao như thép, nhôm hoặc nhựa chịu lực cao để đảm bảo an toàn lẫn độ bền.

    Cần tính toán đường ống sao cho khí nén di chuyển dễ dàng, không bị cản trở. Tránh các đoạn ống gấp khúc nhiều để giảm hiện tượng thất thoát áp suất.

    Bên cạnh đó, đường ống cũng nên được chọn dựa trên lưu lượng và áp suất yêu cầu; tránh tình trạng quá tải hoặc lãng phí khí nén.

    Thiết kế đường ống

    Thiết kế đường ống

    Thiết kế bệ đặt máy

    Bệ đặt máy phải có khả năng chịu lực ít nhất gấp 1,5 lần trọng lượng của máy nén để tránh hiện tượng nứt hoặc rung lắc trong quá trình vận hành.

    Nên sử dụng các bộ giảm chấn hoặc lớp cao su dày dưới máy để giảm thiểu rung động, nhất là các máy nén khí piston có độ rung lớn hơn so với máy trục vít.

    Thiết kế hệ thống thông gió, làm mát

    Phòng cần có hệ thống thông gió tốt để giải nhiệt cho máy nén khí, tránh hiện tượng quá nhiệt.

    Cần trang bị hệ thống làm mát bằng không khí hoặc nước tùy theo loại máy nén và điều kiện môi trường.

    Bố trí, đặt quạt thông gió ở những vị trí phù hợp để đảm bảo không khí lưu thông tối ưu.

    Hệ thống thông gió

    Hệ thống thông gió

    Thiết kế hệ thống xả thải

    Máy nén khí tạo ra lượng lớn nước ngưng tụ, vì vậy hệ thống cần có thiết bị xả nước ngưng tự động để tránh tích tụ ẩm trong hệ thống và gây hư hỏng.

    Nếu hệ thống có sử dụng dầu, cần bố trí bể chứa và hệ thống xả dầu cặn đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho người sử dụng

    Thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn

    Mỗi hệ thống máy nén khí nên có ít nhất một van an toàn, nên được cài đặt để mở khi áp suất vượt quá giới hạn cho phép, thường từ 6-8 bar.

    Lắp đặt hệ thống báo động khi có sự cố về áp suất, nhiệt độ, hoặc tình trạng rò rỉ khí nén để kịp thời khắc phục.

    Sắp xếp khoảng cách các thiết bị khoa học

    Theo chuyên gia, các thiết bị được sắp xếp cách nhau ít nhất 1,5m để dễ dàng kiểm tra và bảo trì. Đồng thời cần bố trí các lối đi rộng rãi khoảng 0,5 mét để thuận tiện cho việc di chuyển, kiểm tra và sửa chữa thiết bị khi cần thiết. 

    Lỗi sai khi thiết kế phòng máy bơm khí nén

    Thiết kế phòng máy bơm khí nén đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng chi tiết. Một số sai lầm phổ biến có thể gây ra hiệu suất kém hoặc thậm chí làm hỏng hệ thống

    Không có hệ thống thông gió, làm mát

    Máy nén khí khi hoạt động sinh ra nhiệt lượng lớn. Nếu phòng không được thông gió hoặc làm mát tốt, nhiệt độ phòng sẽ tăng cao, làm máy quá nhiệt.

    Hậu quả máy có thể gặp hiện tượng tự động ngắt do quá nhiệt, hoặc hỏng hóc nghiêm trọng hơn như cháy motor. 

    Vật liệu đường ống không đảm bảo 

    Một lỗi phổ biến khác là sử dụng vật liệu đường ống không đủ chất lượng hoặc không phù hợp với áp suất của hệ thống. 

    Chẳng hạn, một số hệ thống sử dụng ống PVC, dễ bị nứt hoặc vỡ dưới áp suất cao, hoặc thép kém chất lượng có thể bị ăn mòn theo thời gian, gây rò rỉ khí.

    Nghiêm trọng hơn, ống dẫn bị vỡ gây ra nguy cơ mất an toàn lao động.

    Một hệ thống phòng máy nén khí được xây dựng đúng tiêu chuẩn không chỉ đảm bảo hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao độ bền và an toàn cho thiết bị. Liên hệ ngay Kumisai theo hotline để được team KT tư vấn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống khí nén bền bỉ, tối ưu nhất nhé.