Nội dung chính [ Ẩn ]

    Siêu tiết kiệm năng lượng, ổn định áp suất máy nén khí biến tần đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực, công nghiệp hiện đại. Đầy đủ thông tin chi tiết về dòng máy nén khí có biến tần sẽ được Kumisai chia sẻ qua bài viết dưới đây. 

    Máy nén khí biến tần là gì? Nguyên lý vận hành

    Đây là một loại máy nén khí công nghiệp sử dụng công nghệ biến tần để điều khiển tốc độ quay của động cơ, từ đó điều chỉnh lưu lượng và áp suất khí nén một cách linh hoạt. 

    Tìm hiểu về máy nén khí biến tần

    Tìm hiểu về máy nén khí biến tần

    Hiểu đơn giản, thiết bị sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ thông qua biến tần để thay đổi lưu lượng và áp suất khí nén.

    Ứng dụng của máy nén khí biến tần

    Máy nén khí công nghệ biến tần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

    • Công nghiệp: Cung cấp khí nén cho các công đoạn như sơn phun, làm sạch bề mặt, đóng gói sản phẩm, vận hành các công cụ khí nén.

    • Xây dựng: Hỗ trợ công việc bắn vữa, khoan cắt, sơn phun...

    • Thực phẩm: Hỗ trợ vận chuyển  nguyên liệu, làm sạch thiết bị, đóng gói sản phẩm một cách hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    • Y tế: Cung cấp khí nén cho các thiết bị y tế như máy thở, máy hút dịch. 

    3+ Ưu điểm của máy nén khí biến tần

    Tiết kiệm đến 30% điện năng

    Máy nén khí công nghệ biến tần cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ theo nhu cầu thực tế. Nhờ đó, khả năng tiêu thụ điện năng cũng giảm hơn đáng kể, tiết kiệm chi phí cho người dùng. 

    Độ ồn thấp, không có tình trạng rung lắc

    Với sự hỗ trợ của biến tần, máy nén khí hoạt động nhẹ nhàng hơn, không có tình trạng rung lắc. Từ đó, không gian làm việc được an toàn, đồng thời hạn chế hao mòn cơ khí, tăng cường hiệu suất vận hành.

    Tìm hiểu về máy nén khí biến tần

    Ưu điểm khi sử dụng máy nén khí biến tần 

    Ổn định áp suất, nâng cao hiệu suất

    Bộ biến tần giúp điều chỉnh tốc độ quay của động cơ, điều chỉnh lưu lượng khí nén, đảm bảo mức áp suất luôn ổn định dựa trên tải tiêu thụ.

    Tuổi thọ cao, ít hỏng vặt

    Nhờ sự vận hành ổn định của hệ thống có biến tần, máy nén khí ít gặp sự cố và có tuổi thọ cao hơn. Nhờ đó, giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo dưỡng, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

    >>> Xem thêm: Máy nén khí ly tâm là gì? Đặc điểm cấu tạo ra sao?

    Khi nào nên lắp đặt máy nén khí có biến tần?

    Ưu điểm tuyệt vời về khả năng tiết kiệm năng lượng, ổn định áp suất máy nén không khí biến tần được đánh giá cao trong các trường hợp: 

    Sản xuất theo lô

    Trong các dây chuyền sản xuất có tính chất gián đoạn, nhu cầu khí nén thay đổi theo từng giai đoạn, biến tần giúp máy nén khí chỉ hoạt động khi cần thiết, tiết kiệm điện năng đáng kể.

    Hệ thống khí nén phức tạp

    Với nhiều điểm tiêu thụ khí nén có nhu cầu khác nhau, biến tần giúp điều chỉnh áp suất và lưu lượng một cách độc lập, đảm bảo hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống.

    Yêu cầu về chất lượng cao

    Trong các ngành công nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao như chế tạo linh kiện điện tử, sản xuất dược phẩm, biến tần giúp ổn định áp suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

    Môi trường làm việc đặc thù

     Trong các môi trường yêu cầu yên tĩnh như bệnh viện, phòng thí nghiệm, biến tần giúp giảm thiểu tiếng ồn, tạo môi trường làm việc thoải mái.

     

    Cách lắp biến tần máy nén khí hiệu quả, chuẩn xác

    Phương pháp lắp biến tần cho máy nén khí hiệu quả 

    Phương pháp lắp biến tần cho máy nén khí hiệu quả 

    Chuẩn bị biến tần, đọc kỹ HDSD

    Chọn biến tần phù hợp với công suất của máy nén khí. Ví dụ: Nếu máy nén khí của bạn có công suất 11 kW, chọn biến tần có công suất từ 11 kW trở lên.

    Đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt từ nhà sản xuất biến tần và máy nén khí. Chuẩn bị các công cụ như tua vít, kìm, dây điện và băng cách điện.

    Lắp đặt biến tần

    Chọn vị trí lắp biến tần sao cho gần máy nén khí nhưng không bị cản trở bởi bụi bẩn hoặc độ ẩm.

     Sử dụng giá đỡ hoặc chân đế để gắn biến tần lên tường hoặc bảng điều khiển. Đảm bảo có đủ khoảng trống (ít nhất 10cm) cho việc thông gió và làm mát.

    Kết nối dây điện

    Kết nối dây nguồn từ hệ thống điện chính vào đầu vào của biến tần. Kết nối dây từ đầu ra của biến tần đến động cơ của máy nén khí. Đảm bảo kết nối đúng các dây pha để tránh gây hỏng động cơ.

    Cài đặt và lập trình biến tần

    Sử dụng bảng điều khiển của biến tần để nhập các thông số hoạt động như tốc độ tối đa và tối thiểu của động cơ.

    Thiết lập chương trình điều khiển để biến tần điều chỉnh tốc độ động cơ theo nhu cầu thực tế của hệ thống.

    Kiểm tra và chạy thử

    Đảm bảo tất cả các kết nối điện và điều khiển đều an toàn và chính xác. Kiểm tra xem có bị lỏng, chậm chạp không?

    Chạy thử máy, quan sát hoạt động của biến tần. Theo dõi các chỉ số như áp suất, tốc độ động cơ có duy trì như mức cài đặt không. 

    Lưu ý khi lắp đặt biến tần cho máy nén khí

    Một số lưu ý khi lắp đặt biến tần cho máy nén khí

    Một số lưu ý khi lắp đặt biến tần cho máy nén khí

    Lắp đặt biến tần cho máy nén khí cần tuân thủ lưu ý sau đây để đảm bảo tiến trình diễn ra suôn sẻ, tránh sự cố không đáng có:

    • Lựa chọn biến tần có khả năng chịu tải nặng và phản hồi nhanh. Ví dụ: chọn biến tần 15 kW cho máy nén khí 15 kW, không dùng loại cho máy bơm.

    • Tính toán tốc độ tối thiểu, dảm bảo động cơ có hệ thống làm mát khi chạy ở tốc độ thấp.

    • Kiểm tra cấu trúc, nguyên lý hoạt động của hệ thống nén khí trước khi lắp đặt. Xem xét thiết kế của bình chứa và các van để lắp biến tần chính xác.

    • Lập trình điều khiển phù hợp, tương thích với biến tần để duy trì hiệu suất tối ưu.

    • Thực hiện vệ sinh, làm sạch biến tần định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, ví dụ: kiểm tra tình trạng kết nối và hiệu suất của biến tần mỗi tháng.

    Máy nén khí biến tần là một giải pháp hiệu quả nhưng không phải là giải pháp duy nhất cho mọi hệ thống khí nén. Chi phí đầu tư, sửa chữa, thay thế linh kiện cũng đắt đỏ hơn các dòng máy nén khí khác. Vì vậy, người dùng nên cân đối, tính toán để đưa ra quyết định đúng đắn.