Nội dung chính [ Ẩn ]

    Máy ép dẻo được ví như một chiếc máy “bọc áo” cho giấy tờ, tài liệu,... của bạn được bền đẹp và sang trọng hơn. Những thông tin trong nội dung bên dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất!

    Máy ép dẻo là gì?

    Máy ép dẻo giấy tờ là một thiết bị sử dụng công nghệ nhiệt để làm nóng và ép màng nhựa dẻo (thường là PP hoặc PE) vào bề mặt giấy tờ, tạo lớp bảo vệ chắc chắn. Thiết bị này giúp bảo vệ các loại tài liệu như thẻ nhân viên, giấy khen, chứng chỉ, hợp đồng, và nhiều loại giấy tờ khác khỏi tình trạng trầy xước, phai màu hoặc hư hỏng do các tác động từ môi trường như ẩm mốc, bụi bẩn.

    Máy ép dẻo plastic là gì?

    Máy ép dẻo plastic là gì?

    Khác với máy ép plastic, máy ép dẻo tạo ra sản phẩm hoàn thiện mềm mại, linh hoạt, có thể gập hoặc uốn cong mà không lo bị gãy hay nhăn. Điều này rất tiện lợi cho các loại giấy tờ cần được giữ nguyên chất lượng và dễ dàng cầm nắm hoặc di chuyển.

    Ngoài ra, máy ép dẻo còn có công dụng trong việc hàn miệng túi nilon, giúp bảo quản hàng hóa tốt hơn bằng cách giữ cho thực phẩm hoặc các vật phẩm được đóng gói kín, ngăn ngừa bụi bẩn và ẩm mốc xâm nhập.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép dẻo

    Các thông tin về cấu tạo và cách thức hoạt động dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ép dẻo:

    1. Cấu tạo

    Cấu tạo của máy ép dẻo giấy bao gồm các bộ phận đơn giản nhưng được thiết kế để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Các chi tiết chính của máy ép dẻo gồm:

    • Động cơ: Là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy vận hành, đảm bảo quá trình ép diễn ra liên tục và ổn định.

    • Bảng điều khiển: Thiết kế tối giản với các nút cơ bản như nút nguồn ON/OFF, cụm điều chỉnh nhiệt độ để người dùng thiết lập mức nhiệt phù hợp, và đèn LED báo hiệu trạng thái hoạt động của máy (nóng, nguội, sẵn sàng).

    • Thanh ép: Được làm từ thép mạ đồng, giúp dẫn nhiệt nhanh và giữ nhiệt lâu, đảm bảo quá trình ép diễn ra hiệu quả. Thanh ép còn có bề mặt răng cửa, giúp mối ép giữa màng nhựa dẻo và giấy trở nên chắc chắn hơn.

    Cấu tạo máy ép dẻo CMND

    Cấu tạo máy ép dẻo CMND

    • Tăng đơ: Bộ phận cho phép điều chỉnh lực ép, phù hợp với độ dày và chất liệu của màng nhựa dẻo hoặc giấy, giúp người dùng tùy chỉnh lực ép theo nhu cầu sử dụng.

    • Thanh truyền lực + bàn đạp: Làm từ kim loại cứng, chịu được lực ép cao, đảm bảo sự mạnh mẽ trong quá trình ép. Bộ phận này tạo lực ép chính xác khi thực hiện thao tác ép dẻo.

    • Khung chân: Được làm từ thép cứng và sơn tĩnh điện, giúp máy chống han gỉ, chống oxy hóa, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho máy, đồng thời đảm bảo sự ổn định khi vận hành.

    • Mặt bàn: Được làm từ gỗ ép, bề mặt láng bóng, không chỉ tạo vẻ đẹp cho máy mà còn dễ dàng lau chùi và vệ sinh sau khi sử dụng.

    2. Nguyên lý hoạt động

    Máy ép dẻo giấy tờ hoạt động dựa trên cơ chế truyền nhiệt kết hợp với lực cơ học. Quá trình ép diễn ra như sau:

    Khi bật máy, động cơ sẽ bắt đầu hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng. Nhiệt này sẽ truyền đến thanh ép, giúp nó nóng lên và chuẩn bị cho quá trình ép màng nhựa dẻo.

    Khi nhiệt độ của thanh ép đạt mức yêu cầu (thường là do người dùng điều chỉnh trên bảng điều khiển), màng nhựa dẻo sẽ được đưa vào giữa thanh ép và tài liệu cần ép. Nhiệt từ thanh ép sẽ làm nóng chảy nhẹ màng nhựa dẻo, giúp nó bám dính vào bề mặt giấy tờ.

    Nguyên lý hoạt động của máy ép dẻo bằng lái

    Nguyên lý hoạt động của máy ép dẻo bằng lái

    Đồng thời với quá trình truyền nhiệt, người dùng sẽ tác động một lực cơ học thông qua bàn đạp hoặc tăng đơ. Lực này giúp màng nhựa dẻo và giấy tờ được ép chặt lại với nhau, đảm bảo mối ép chắc chắn và không bị bong tróc.

    Khi nhiệt độ và lực ép đều được tác động đúng cách, màng nhựa dẻo sẽ bám chắc vào bề mặt giấy, tạo thành một lớp bảo vệ mềm mại nhưng bền bỉ. Lớp màng này có thể chịu được các yếu tố bên ngoài như ẩm ướt, bụi bẩn, và giúp giấy tờ được bảo quản lâu dài mà vẫn giữ được tính linh hoạt.

    Các loại máy ép dẻo phổ biến hiện nay

    Hiện nay, có 2 loại máy ép dẻo phổ biến là máy ép dẻo chân cao và máy ép dẻo chân thấp. Mỗi loại đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau:

    1. Máy ép dẻo chân cao

    Thông số kỹ thuật:

    • Công suất ép: 500W

    • Điện áp: 220V

    • Chế độ ép: Ép nhiệt

    • Chiều dài đường ép: 280mm

    • Chiều rộng đường ép: 10mm

    • Thời gian làm nóng: 2 - 3 phút

    • Tốc độ ép: 3 giây/ lần

    Dòng máy ép dẻo chân cao

    Dòng máy ép dẻo chân cao

    Máy ép dẻo chân cao có thiết kế đặc biệt, đảm bảo lực ép mạnh & đồng đều; nhằm bảo vệ giấy tờ, tài liệu quan trọng khỏi tình trạng nhàu nát. Đồng thời chống thấm nước & chống bụi bẩn hiệu quả.

    Tốc độ ép dẻo nhanh chóng chỉ từ khoảng 3-5 phút, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ phù hợp khi cần thiết nhờ núm xoáy tiện ích. Máy có thể ép màng ép độ dày khoảng từ 0.3 đến 0.5mm.

    Báo giá máy ép dẻo chân cao: 1.550.000 VNĐ

    =>>> Xem thêm: TOP 5 dòng sản phẩm máy ép plastic công nghiệp bán chạy nhất hiện nay.

    2. Máy ép dẻo chân thấp

    Thông số kỹ thuật:

    • Công suất: 480W

    • Điện áp: 220V

    • Chế độ ép: Ép nhiệt

    • Chiều dài đường ép: 280mm

    • Chiều rộng đường ép: 10mm

    • Thời gian làm nóng: 2 - 3 phút

    • Tốc độ ép: 3 giây/ lần

    Dòng máy ép dẻo mini, chân thấp chuyên dụng

    Dòng máy ép dẻo mini, chân thấp chuyên dụng

    Máy ép dẻo chân thấp có thiết kế dạng ngồi chân thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng. Với chiều dài đường ép 280mm và độ rộng đường ép 10mm, người dùng có thể ép các loại giấy tờ với độ dày màng ép khác nhau như thẻ căn cước, giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân, tài liệu, thẻ nhân viên,... 

    Máy có công suất hoạt động lên đến 500W, cho khả năng ép 2 - 3 giây/lần. Nó giúp cho công việc ép dẻo diễn ra nhanh chóng, an toàn và đạt giá trị kinh tế cao.

    Báo giá máy ép dẻo chân thấp: 1.600.000 VNĐ

    Hướng dẫn cách sử dụng máy ép dẻo chi tiết, đúng chuẩn nhất

    Để sử dụng máy ép dẻo một cách hiệu quả và an toàn, bạn hãy làm theo các bước sau:

    • Bước 1: Kết nối máy với nguồn điện, gạt công tắc nguồn về vị trí ON để bật máy. Khi đó, đèn LED màu xanh sẽ tự động sáng báo hiệu máy đã sẵn sàng khởi động.

    • Bước 2: Dựa vào loại màng ép (PP hoặc PE) và độ dày của tài liệu, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trên bảng điều khiển. Nhiệt độ phù hợp giúp màng ép không bị cháy hay quá chặt.

    Chỉnh nhiệt độ ép dẻo phù hợp với đồ vật

    Chỉnh nhiệt độ ép dẻo phù hợp với đồ vật

    • Bước 3: Đợi máy làm nóng khoảng 3-4 phút. Khi máy đạt mức nhiệt cài đặt, đèn LED màu đỏ sẽ sáng lên báo hiệu máy đã sẵn sàng để ép.

    • Bước 4: Đặt tài liệu cần ép vào giữa màng ép dẻo. Sau đó, căn chỉnh tài liệu và màng ép vào đúng vị trí trên thanh ép. Hãy cẩn thận để tránh việc máy ép chạm vào tài liệu, gây hỏng bề mặt hoặc xém cạnh giấy.

    Cân chỉnh tài liệu vào màng ép dẻo

    Cân chỉnh tài liệu vào màng ép dẻo

    • Bước 5: Khi tài liệu đã được căn chỉnh chính xác, sử dụng tay hoặc chân để nhấn vào bàn đạp hoặc thanh điều khiển, bắt đầu ép. Lực ép và nhiệt độ sẽ làm màng nhựa dính chặt vào tài liệu.

    Đạp vào bộ phận bàn đạp

    Đạp vào bộ phận bàn đạp

    • Bước 6: Đợi khoảng 5-7 giây để màng nhựa và giấy tờ dính chặt lại với nhau. Sau đó, thả tay hoặc chân ra khỏi bàn đạp để kết thúc quá trình ép. Tiếp tục thực hiện tương tự với các cạnh còn lại của tài liệu nếu cần thiết.

    • Bước 7: Sau khi hoàn thành công việc ép, gạt công tắc nguồn về vị trí OFF và ngắt kết nối nguồn điện. Điều này sẽ giúp bảo vệ máy ép dẻo và tiết kiệm điện năng.

    Một số lưu ý khi tìm mua máy ép dẻo giấy tờ

    Những lưu ý quan trọng dưới đây không chỉ giúp bảo quản tài liệu tốt mà còn đảm bảo tuổi thọ của máy. 

    • Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra tất cả các bộ phận của máy, đặc biệt là thanh ép. Đảm bảo rằng nó hoạt động tốt, không có dấu hiệu hư hỏng và đã được vệ sinh sạch sẽ, không còn dính vụn màng nhựa từ các lần sử dụng trước.

    • Điều chỉnh nhiệt độ ép phù hợp với độ dày của màng ép. Mức nhiệt được nhà sản xuất khuyến nghị thường từ 100 - 150०C để đảm bảo hiệu quả mà không làm hỏng tài liệu.

    Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình sử dụng máy ép dẻo

    Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình sử dụng máy ép dẻo

    • Không để máy làm việc quá lâu liên tục. Nếu thấy động cơ có dấu hiệu nóng, hãy cho máy nghỉ ngơi một lúc để nguội hẳn trước khi tiếp tục sử dụng.

    • Trong quá trình ép, tuyệt đối không chạm vào thanh ép để tránh bị bỏng. Thanh ép sẽ rất nóng và có thể gây bỏng da.

    • Sau khi hoàn thành công việc, đợi máy nguội hẳn rồi mới bắt đầu vệ sinh. Việc này giúp bảo trì máy và giữ cho nó luôn trong tình trạng tốt nhất.

    • Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho máy để đảm bảo nó hoạt động bền bỉ và ổn định hơn. Kiểm tra các bộ phận như động cơ, thanh ép và bảng điều khiển để kịp thời phát hiện và sửa chữa những vấn đề có thể xảy ra.

    Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về máy ép dẻo. Ban có thể tham khảo thêm các mẫu máy ép plastic chính hãng được Kumisai Việt Nam phân phối. Liên hệ hotline 0982 090 819 - 0983 898 758 để được tư vấn miễn phí nhé!