Nội dung chính [ Ẩn ]

    Ép plastic bằng đại học để bảo quản có nên hay không? Bằng đại học ép plastic thì có chứng thực được hay không? Đây chính là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Nội dung bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết đến bạn đọc!

    Giải đáp: Bằng đại học ép plastic có chứng thực được không?

    Trên thực tế sẽ không có câu trả lời chắc chắn 100% cho vấn đề này. Bởi, theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp bản chính giấy tờ và văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, bao gồm:

    Bằng đại học ép plastic có công chứng được không? Có nên ép plastic bằng đại học?

    Bằng đại học ép plastic có công chứng được không? Có nên ép plastic bằng đại học?

    1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm hoặc bớt nội dung không hợp lệ.

    2. Bản chính bị hư hỏng hoặc cũ nát; không xác định được nội dung.

    3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng lại được ghi rõ không được sao chụp.

    4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh hoặc chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

    =>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP]: Sổ đỏ ép plastic có sao không?

    Ép plastic bằng tốt nghiệp có được không?

    Ép plastic bằng tốt nghiệp có được không?

    5. Bản chính do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; công chứng hay chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

    6. Giấy tờ hay văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    ⇒ Vậy có nên ép nhựa plastic cho bằng đại học không? Có thể nói rằng pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc đối với các giấy tờ, văn bản không được ép plastic. Tuy nhiên, việc ép plastic đối với bằng đại học khi tiến hành kiểm tra vì có lớp nhựa bị dính chặt vào nội dung ở trên bằng nên sẽ khó kiểm tra. Do đó mà sẽ có trường hợp bị từ chối chứng thực do không xác định được nội dung.

    Chính vì thế, bạn không nên ép plastic bằng đại học mà chỉ cần bảo quản cẩn thận là được. 

    Những loại giấy tờ không nên ép plastic

    Việc ép plastic một số giấy tờ quan trọng dưới đây có thể gây ra khó khăn nhất định khi làm thủ tục hành chính cũng như tính pháp lý: 

    1. Giấy khai sinh

    Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi công dân, sẽ thể hiện các thông tin cơ bản của công dân như họ & tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch,...

    Giấy khai sinh không nên thực hiện ép plastic

    Giấy khai sinh không nên thực hiện ép plastic

    Như đã nói ở trên, pháp luật Việt Nam không có quy định cấm ép plastic giấy khai sinh nhưng bạn cũng không nên thực hiện bởi các lý do sau:

    • Giấy khai sinh ép plastic có thể không được chấp nhận ở trong các thủ tục hành chính.

    • Khi cải chính giấy khai sinh thì các thông tin cần cải chính sẽ được ghi vào ngay mặt sau của giấy khai sinh. Nếu như đã ép plastic thì không thể thực hiện việc cập nhật các nội dung đã thay đổi, cải chính.

    • Bản sao giấy khai sinh ép plastic có thể không được chứng thực theo Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

    • Cần phải hiểu rằng, giấy khai sinh ép plastic vẫn có thể được photocopy thành các bản sao. Nhưng lớp màng ép làm từ nhựa plastic hay nhựa dẻo sẽ ngăn cản chế độ scan của máy photo, và khiến nó không quét được chính xác các hình ảnh, kí tự nên bản photo có thể bị mờ thông tin bên trên.

    • Vì thế, các cơ quan hay tổ chức công chứng có thể từ chối chứng thực bản sao giấy khai sinh do không nhận dạng được nội dung.

    =>>> Đọc thêm: TOP 5 dòng sản phẩm máy ép plastic công nghiệp bán chạy nhất hiện nay.

    2. Căn cước công dân (CCCD)

    Việc ép plastic CCCD có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng đến nội dung, chữ ký,...; đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi trên bề mặt CCCD khiến nó không còn giá trị.

    Ép plastic căn cước công dân có thể bị phạt tiền

    Ép plastic căn cước công dân có thể bị phạt tiền

    Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì bạn có thể bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng về hành vi “làm sai lệch nội dung của CCCD” hoặc “hủy hoại” CCCD.

    3. Loại giấy tờ được sửa đổi trực tiếp trên mặt giấy

    Những giấy tờ có thể sửa đổi trực tiếp trên giấy thì không nên ép plastic

    Những giấy tờ có thể sửa đổi trực tiếp trên giấy thì không nên ép plastic

    Một số giấy tờ như sổ đỏ, hộ khẩu, sổ hồng cần sửa đổi, bổ sung trực tiếp trên bề mặt giấy. Thế nên việc ép plastic sẽ khiến thủ tục này phức tạp hơn.

    4. Giấy tờ dập dấu nổi

    Loại giấy tờ có dấu dập nổi thì không nên ép plastic

    Loại giấy tờ có dấu dập nổi thì không nên ép plastic

    Máy ép plastic có thể khiến dấu dập nổi trên giấy tờ bị mờ, mất đi và gây khó xác định, nhận dạng được các giấy tờ này. Khi dấu dập nổi mất thì chúng cũng không còn giá trị pháp lý nữa. 

    Những thông tin trên đây mong rằng đã giúp bạn có câu trả lời chuẩn xác nhất cho vấn đề ép plastic bằng đại học có công chứng được không. Khi có định ép plastic nhằm bảo quản cho giấy tờ, hãy suy nghĩ thật kỹ bạn nhé!