Nội dung chính [ Ẩn ]

    Van khí nén rất đa dạng, mỗi loại van lại có vai trò quan trọng khác nhau. Do đó, việc nắm rõ ký hiệu van khí nén sẽ giúp bạn hiểu đúng về từng loại van. Hãy cùng Kumisai tìm hiểu chi tiết về từng loại van trong máy nén khí ngay sau đây nhé.

    Ký hiệu van trong sơ đồ khí nén là gì?

    Đây là các biểu tượng, quy ước được sử dụng để biểu hiện chức năng, loại van, số cổng, hướng dòng chảy và các thông tin liên quan. 

    Hiểu rõ các ký hiệu này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết kế, bảo trì và sửa chữa hệ thống khí nén.

    Hiện nay, ký hiệu van khí nén được các hãng sản xuất, nhà máy, kỹ sư chuyên ngành quy ước thống nhất chung.

    Hiểu rõ các ký hiệu van khí nén

    Hiểu rõ các ký hiệu van khí nén

    Nhìn chung thì các ký hiệu van khí nén đều phải đơn giản, dễ hiểu để khi người dùng nhìn vào bảng vẽ sẽ xác định được chi tiết, phần nào hình dung được thiết bị. 

    Trong 1 sơ đồ khí nén sẽ có nhiều loại van khác nhau, mỗi van lại có những vai trò cũng như ký hiệu khác nhau.

    Mục đích và lợi ích của việc sử dụng ký hiệu

    Việc ký hiệu van khí nén rất quan trọng, nó đặc trưng cho thiết bị được dùng trên đường ống, được mô tả hay biểu thị trong cách sơ đồ cùng bảng điều khiển. 

    Ký hiệu van khí nén kết hợp với nhiều loại ký hiệu khác của hệ thống khí nén giúp cho người đọc hình dung tổng quát cả hệ thống để có thể lắp đặt cũng như vận hành, bảo dưỡng chính xác.

    Ký hiệu khí nén cũng giúp cho quá trình thiết kế sơ đồ hệ thống khí nén dễ dàng hơn. Các kỹ sư trao đổi về sơ đồ cũng thuận tiện, đúng chuyên ngành hơn.

    Ký hiệu các loại van khí nén, van thủy lực

    Hiện nay trong máy khí nén cao áp nói riêng và hệ thống khí nén nói chung có nhiều loại van khác nhau. Mỗi loại lại có vai trò và ký hiệu riêng. Dưới đây là các ký hiệu van khí nén phổ biến nhất.

    Ký hiệu van 1 chiều

    Ký hiệu van 1 chiều máy nén khí

    Ký hiệu van 1 chiều máy nén khí

    Van khí nén 1 chiều có vai trò kiểm soát chỉ cho dòng khí nén di chuyển theo một chiều nhất định, ngăn chặn dòng khí nén đi theo hướng ngược lại.

    Có 2 loại van khí nén một chiều là van bình thường và van chỉ cho phép khí nén đi quá nếu đạt mức áp suất nhất định (van một chiều định áp).

    Ký hiệu van giảm áp

    Van khí nén này có nhiệm vụ là điều chỉnh áp suất khí nén trong hệ thống, nó giúp cho áp suất khí nén tại cửa ra của van sẽ luôn thấp hơn so với áp suất đầu vào.

    Van giúp hệ thống hoạt động với áp suất ổn định, đảm bảo các bộ phận chấp hành không bị quá tải.

    Ký hiệu van giảm áp khí nén

    Ký hiệu van giảm áp khí nén

    Ký hiệu van an toàn

    Van an toàn khí nén đảm bảo áp suất bên trong hệ thống sẽ luôn ở trạng thái an toàn, không vượt mức áp suất đã được setup sẵn. Trong quá trình làm việc, khi áp suất tăng quá cao, vượt mức quy định thì van an toàn sẽ lập tức mở để hạ áp. Điều này sẽ diễn ra cho tới khi áp suất về lại mức an toàn,...

    Trong các bản vẽ, ký hiệu trên van khí nén an toàn như sau:

    Ký hiệu van an toàn máy nén khí

    Ký hiệu van an toàn máy nén khí

    Ký hiệu van tiết lưu

    Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dòng khí qua van. Sự lưu thông của dòng khí sẽ phụ thuộc vào diện tích tiết diện của luồng khí khi đi qua van. Khi tiết diện càng lớn, lượng khí nén đi qua van càng nhiều và ngược lại.

    Hiện có 3 loại ký hiệu van tiết lưu khí nén như sau:

    Ký hiệu van tiết lưu máy nén khí

    Ký hiệu van tiết lưu máy nén khí 

    >>> Xem thêm: Bình khí nén là gì? Các ứng dụng quan trọng

    Ký hiệu van đảo chiều

    Van đảo chiều khí nén còn được gọi là van phân phối được chia thành nhiều loại khác nhau như sau:

    Van đảo chiều 3/2

    Van đảo chiều 3/2 có kết cấu 3 cổng, 2 vị trí. Trong đó, 1 cổng có nhiệm vụ cấp khí, 1 cổng xả khí cùng 1 cổng làm việc. Khi bình thường thì cổng 1 đóng, cổng xả số 3 cùng cổng làm việc số 2 thông nhau. Khi cấp điện thì cổng 1 và 2 thông với nhau để luân chuyển khí.

    Ký hiệu van đảo chiều 3/2

    Ký hiệu van đảo chiều 3/2

    Van đảo chiều 4/3

    Loại van này có kết cấu 3 vị trí, 4 cổng. Trong đó, cổng P là cổng khí vào, cổng A và B là cổng làm việc, cổng T là cổng xả khí. 

    Khi làm việc, cuộn dây sinh từ trường để thắng lực lò xo, hút lõi van khí nén dịch chuyển. Cổng vào P mở để khí đi vào, cổng A và B sẽ thông với nhau cho khí đi qua và tiến hành xả khí ở cổng số T.

    Ký hiệu van đảo chiều 4/3

    Ký hiệu van đảo chiều 4/3

    Van phân phối 5/2

    Loại van này có 2 vị trí, 5 cổng. Trong đó, cổng 1 là cổng vào của khí, cổng 2, 4 là cổng làm việc, cổng 3 và 5 là cổng xả khí. 

    Khi có điện, lực từ trường sẽ thắng lực lò xò, hút lõi van để mở các cổng van. Lúc này, cổng vào sẽ thông với cổng ra, cổng xả thông cổng ra, 1 cổng xả sẽ bị chặn lại. 

    Ký hiệu van phân phối 5/2

    Ký hiệu van phân phối 5/2

    Ký hiệu van cổng

    Hay còn gọi là ký hiệu van cửa, có nhiệm vụ hiển thị vị trí van cổng trên hệ thống ống. 

    Tùy thuộc quy ước của từng quốc gia, ký hiệu van cổng có nhiều dạng khác nhau. Ký hiệu này cho khả năng hiển thị trạng thái mở/đóng của van cổng, cũng như phương pháp điều khiển, vận hành tương ứng.

    Ký hiệu van cổng khí nén

    Ký hiệu van cổng khí nén

    Ký hiệu van cầu

    Ký hiệu van cầu được tạo ra bằng cách thêm một chấm tròn nhỏ lên ký hiệu van chung, hình tròn này biểu trưng cho thân van hình cầu nằm giữa một hình tam giác.

    Ký hiệu van cầu có nhiều kiểu, thể hiện những phương pháp kết nối khác nhau như hàn, mặt bích, socket.

    Ký hiệu van cầu

    Ký hiệu van cầu

    Ký hiệu van bi

    Giống như van cầu, ký hiệu của van bi khí nén được tạo ra bằng cách thêm một hình vòng, đại diện cho bi nằm giữa hai hình tam giác trên các ký hiệu van chung.

    Ký hiệu van bi khí nén

    Ký hiệu van bi khí nén

    Ký hiệu van bướm

    Van bướm được ký hiệu có dạng 2 đường gạch ngang song song tương ứng với kiểu kết nối và có một gạch chéo nằm giữa là cánh bướm. Đĩa van cùng một chấm tròn ở tâm đường gạch chéo biểu trưng cho trục van.

    Ký hiệu van bướm khí nén 

    Ký hiệu van bướm khí nén 

    Trên đây là tổng hợp các ký hiệu van khí nén, tuy chưa đầy đủ nhưng đều là những van quan trọng. Ngay khi những van này gặp lỗi thì người dùng cần sửa chữa, thay mới để đảm bảo hiệu quả làm việc của máy nén khí, hệ thống.