Nội dung chính [ Ẩn ]

    Máy nén khí là thiết bị quan trọng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay với mục đích hỗ trợ các hoạt động sản xuất và sửa chữa. Để đánh giá độ khả năng hoạt động và độ an toàn của máy thì cần phải kiểm định thiết bị định kỳ theo đúng quy định.

    Vì sao cần kiểm định bình nén khí

    Kiểm định bình nén khí là gì?

    Kiểm định bình khí nén là một hoạt động nhằm kiểm tra và đánh giá sự phù hợp và khả năng hoạt động của bình chứa khí nén dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

    Thời hạn kiểm định bình nén khí định kỳ không quá 3 năm/lần. Nếu chúng làm việc trong môi trường không đảm bảo thì thời hạn kiểm định có thể được rút ngắn. Những bình đã được sử dụng trên 24 năm thì thời hạn còn 1 năm/lần.

    Vì sao cần kiểm định bình nén khí

    Vì sao cần kiểm định bình nén khí

    Mục đích của việc kiểm định

    Việc kiểm định máy nén khí là một hoạt động rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho tài sản và người sử dụng.

    • Đảm bảo an toàn cho người dùng: Khi thiết bị bị lỗi hoặc không đúng tiêu chuẩn có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Việc kiểm định sẽ giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi, đảm bảo an toàn cho người dùng, giảm chi phí bồi thường do tai nạn lao động.

    • Duy trì hoạt động ổn định: Bằng cách phát hiện kịp thời hỏng hóc, tránh gây hư hại tài sản và đảm bảo thiết bị được hoạt động hiệu quả, người dùng không tốn kém chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.

    • Tuân thủ quy định của pháp luật: Các bình nén khí có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đáp ứng các yêu cầu được nhà nước quy định. Việc kiểm định sẽ giúp thiết bị đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này.

    >>Xem thêm: Máy nén khí 5kg Lên hơi nhanh, Giá tốt, Siêu bền

    Các tiêu chuẩn và quy định pháp lý liên quan

    • QCVN 01:2008/BLĐTBXH -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực do cục an toàn lao động biên soạn, bộ Lao Động – Thương Binh và xã hội ban hành.

    • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực

    • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8366:2010 về bình chịu áp lực: Yêu cầu an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.

    • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN6155:1996 về bình chịu áp lực: Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

    • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN6156:1996 về bình chịu áp lực: Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.

    • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN6008:2010 về thiết bị áp lực - mối hàn - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

    Ngoài ra, còn có thể áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

    Các tiêu chuẩn và quy định pháp lý liên quan

    Các tiêu chuẩn và quy định pháp lý liên quan

    Quy trình kiểm định bình nén khí

    Quy trình kiểm định máy nén khí theo quy định được thực hiện theo các bước như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị kiểm định

    • Xác định thông tin cơ bản về bình nén khí như năm sản xuất, nhà sản xuất, dung tích, áp suất làm việc, v.v...

    • Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan.

    Bước này sẽ giúp kỹ thuật viên của trung tâm kiểm định máy nén khí đánh giá thiết bị một cách khách quan hơn.

    Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

    Chuyên gia sẽ quan sát bằng mắt thường để xác nhận xem máy nén khí có bị biến dạng gì không, có dấu hiện rỉ sét hay không, van sử dụng có an toàn không, các phụ tùng máy nén khí, ống dẫn, mối hàn có được lắp đặt đúng không.

    Quy trình kiểm định bình nén khí

    Quy trình kiểm định bình nén khí

    Bước 3: Kiểm tra bên trong

    • Mở nắp và kiểm tra tình trạng, cấu trúc bên trong của bình.

    • Sử dụng các thiết bị kiểm tra không phá hủy (NDT) nếu cần thiết.

    Bước 4: Kiểm tra áp lực

    • Kiểm tra khả năng chịu áp lực của bình: Chỉ kiểm tra áp lực của bình khí các bước trên đã có kết quả đạt yêu cầu. Thử áp lực sẽ gồm: thử kín và thử bền.

    • Sử dụng phương pháp thử áp suất thủy lực.

    • Thời gian kiểm định áp lực của bình khí nén không quá 6 năm 1 lần.

    Bước 5: Kiểm tra van an toàn và các thiết bị bảo vệ

    Kiểm tra các thiết bị bảo vệ như van an toàn, áp kế, rơ le nhiệt, hệ thống cách điện vỏ thiết bị…đảm chúng hoạt động hiệu quả.

    Bước 6: Đánh giá kết quả kiểm định

    • So sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.

    • Lập biên bản, dán tem kiểm định máy nén khí theo quy định và ban hành giấy kiểm định máy nén khí cho chủ sở hữu.

    • Trong trường hợp bình khí nén không đạt yêu cầu thì kiểm định viên sẽ tiến hành lập biên bản kiểm định. Biên bản phải khi rõ lý do không đạt yêu cầu, tiến hành cách thức và thời gian khắc phục để tiến hành kiểm định lại.

    Giấy kiểm định bình nén khí đạt tiêu chuẩn

    Giấy kiểm định bình nén khí đạt tiêu chuẩn

    Các yêu cầu an toàn sau kiểm định

    Thực hiện bảo dưỡng định kỳ

    Phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bình nén khí định kỳ để kịp thời phát hiện hỏng hóc. Rửa sạch lưới lọc gió ít nhất 2 tháng/lần để đề phòng bụi và tạp chất lọt vào. Với bình mới sau 2500 giờ làm việc phải thay dầu nhờn bôi trơn mới đúng với chủng loại còn với bình cũ thì sau 1000 giờ.

    Lưu trữ và quản lý hồ sơ kiểm định.

    Các giấy tờ, hồ sơ kiểm định cần phải được lưu trữ và bảo quản cẩn thận để phòng trường hợp bị kiểm tra hay theo dõi thời gian lần kiểm định tiếp theo.

    Đào tạo và nâng cao nhận thức cho người sử dụng về an toàn

    Nâng cao nhận thức của người dùng về cách lắp đặt, vận hành cũng như vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí đúng cách để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như tăng tuổi thọ cho máy.

    Như vậy, bài viết đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn về lợi ích và quy trình kiểm định bình khí nén. Quý khách hàng hãy nghiêm túc thực hiện tốt quy định kiểm định bình khí nén của nhà nước để đảm bảo máy hoạt động liên tục và đạt hiệu quả tốt nhất.