Nội dung chính [ Ẩn ]
Máy đánh giày tự động là trở thành trợ thủ đắc lực giúp việc làm sạch, đánh bóng những đôi giày. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi một số vấn đề mà người dùng cần nắm được để kịp thời khắc phục. Xem ngay bài viết dưới đây để biết cách sửa máy đánh giày với những lỗi thường gặp nhé!
Hướng dẫn sửa máy đánh giày với một số lỗi thường gặp
Để dễ dàng hơn cho quá trình sửa chữa, khắc phục chúng tôi sẽ chia theo từng nhóm lỗi cho bạn dễ hình dung như sau:
Tùy từng trường hợp mà bạn có cách xử lý, sửa máy đánh giày phù hợp
Lỗi máy ngừng hoạt động bất thường
Cũng như các loại máy móc thông thường khác, máy đánh giày cũng có thể xảy ra những lỗi nhỏ khiến máy ngừng hoạt động một cách bất thường. Dưới đây là một số lỗi và cách sửa máy đánh giày trong trường hợp này.
Sửa máy đánh giày tự động với những lỗi bị ngừng trong quá trình sử dụng
Lỗi hỏng dây nguồn máy đánh giày
Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể do dây cắm, ổ cắm hoặc nguồn điện. Chẳng hạn như dây cắm có thể bị đứt trong quá trình di chuyển máy, hay do côn trùng, bọ, chuột cắn. Ngoài ra, cắm dây vào ổ điện không đúng cách cũng có thể khiến dây bị lỏng, gây sự cố chập chờn về nguồn điện.
Cách khắc phục:
- Nếu dây nguồn bị đứt, liên hệ nhà cung cấp để thay thế dây mới.
- Kiểm tra dây nguồn nếu bị đứt, tiến hành thay thế bằng dây mới.
- Kiểm tra ổ cắm bị lỏng, cần thay thế bằng ổ điện khác.
Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời
Đây là lỗi thường gặp khi dùng máy đánh giày tự động với mắt cảm biến 2 bên thành hộc giày. Khi giày được đưa vào, máy tự động nhận diện và kích hoạt chế độ đánh giày. Tuy nhiên, nếu máy được đặt ở những vị trí có cường độ ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cảm biến để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Cách khắc phục:
- Đặt máy ở những nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng vật che nắng giúp che chắn bớt ánh sáng chiếu vào máy.
Mắt đọc của máy bị hỏng hoặc bụi bám
Thực tế, khoảng 80% các sự cố không vận hành của máy đánh giày có liên quan đến mắt cảm biến. Điển hình, khi bộ phận này bị bám đầy bụi bẩn, khả năng nhận diện vật cản giảm, dẫn đến việc máy không hoạt động đúng cách. Ngoài ra, trong một số trường hợp, mắt cảm biến có thể bị hỏng.
Mắt đọc bị hư hỏng cũng có thể khiến thiết bị không vận hành
Cách khắc phục:
- Vệ sinh mắt cảm biến, loại bỏ bụi bẩn. Bằng cách sử dụng miếng khăn mềm, sạch. Thói quen này cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo mắt cảm biến luôn trong trạng thái tốt nhất.
- Nếu sau khi làm sạch mà mắt cảm biến vẫn không hoạt động, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để xem xét và thay mới bộ phận này.
Động cơ bị chập, cháy
Sau khi đã thử mọi cách xử lý với mắt cảm biến và nguồn điện mà máy vẫn không hoạt động thì rất có thể động cơ bị chập, cháy. Mặc dù không phổ biến như một số lỗi khác. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể xảy ra, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và khả năng sử dụng của máy.
Động cơ bị chập cháy - Lỗi máy đánh giày nghiêm trọng
Cách khắc phục:
- Liên hệ với nhà cung cấp: Trong trường hợp động cơ bị chập, cháy, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ và tiến hành sửa chữa hoặc thay mới động cơ và mạch cảm ứng.
- Tìm đến địa chỉ sửa chữa máy đánh giày uy tín: Nếu bạn quyết định sử dụng dịch vụ sửa chữa từ thợ ngoài, hãy tìm kiếm địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo rằng công việc sửa chữa được thực hiện đúng cách.
Sửa máy đánh giày không lấy được xi
Hộp xi đánh giày kết hợp với chổi mịn đánh bóng, giúp đôi giày trở nên bền đẹp như mới. Trong quá trình sử dụng máy đánh giày, lỗi liên quan đến hộp xi cũng có thể xảy ra. Dưới đây là những lỗi liên quan đến xi đánh giày mà bạn cần biết:
Lỗi máy đánh giày liên quan đến hộp xi
Xi trong máy bị khô, đông cứng
Xi trong hộp đánh giày có thể trở nên khô và đông cứng do thời gian sử dụng lâu hoặc ảnh hưởng của thời tiết lạnh.
Cách khắc phục:
- Đầu tiên, hãy kiểm tra xem xi trong hộp có bị khô hay đông cứng không. Điều này có thể xảy ra khi thiết bị không được sử dụng trong thời gian dài.
- Nếu phát hiện xi bị khô hoặc đông cứng tiến hành đặt hộp xi trong nước nóng có nhiệt độ khoảng 70 độ C. Quá trình ngâm nước nóng sẽ giúp làm mềm xi.
- Sử dụng tăm hoặc đũa để khuấy đều lớp xi bên trong hộp. Điều này đảm bảo xi trở nên mềm mại và dễ sử dụng.
Xi khô bọc cứng đầu van bi
Nếu kiểm tra xi trong hộp không bị khô hay đông cứng, nhưng vẫn gặp khó khăn khi lấy xi, bạn cần kiểm tra đầu của van bi để xem có xi khô bọc cứng hay không. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc xi sót lại ở đầu bi trong quá trình sử dụng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra đầu van bi: Đầu tiên, kiểm tra xem có lớp xi khô bám lại ở đầu van bi không.
- Vệ sinh đầu van bi: Nếu phát hiện xi khô bọc ở đầu bi, hãy sử dụng một miếng khăn ướt để lau sạch vùng đầu bi.
Van bi và lò xo rớt ra ngoài khiến xi bị chảy liên tục
Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này có thể do van bi quá chặt, kề sát với hộp đựng xi. Khi người dùng ấn mũi giày vào lấy xi, lò xo bị ép mạnh, đẩy van bi và lò xo ra khỏi vị trí, dẫn đến xi chảy liên tục.
Sửa máy đánh giày do van bi rớt ra ngoài
Cách khắc phục:
Tiến hành vặn lỏng van bi một chút, sao cho van bi không bị rơi ra khỏi vị trí trong quá trình sử dụng. Điều này giúp giảm áp lực đẩy từ lò xo và ngăn chặn việc xi chảy liên tục.
Các lỗi vận hành máy đánh giày
Trong quá trình vận hành máy đánh giày cũng có thể xảy ra một số lỗi mà người dùng cần biết để việc làm sạch, đánh bóng những đôi giày thuận tiện hơn. Cụ thể:
Khắc phục lỗi máy đánh giày trong quá trình vận hành
Sửa máy đánh giày chạy liên tục
Trong quá trình hoạt động bình thường, máy đánh giày được thiết lập chế độ tự động ngắt sau khoảng 30-60 giây không sử dụng. Tuy nhiên, nếu sau 1 phút mà máy vẫn tiếp tục hoạt động mà không có dấu hiệu dừng lại, có thể do mạch cảm biến bị chập cháy, bị nước vào. Hoặc mắt đọc bị hỏng do va chạm mạnh từ người dùng. Tình trạng này không chỉ tiêu tốn điện năng mà còn có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Cách khắc phục:
- Liên hệ với nhà cung cấp để kiểm tra máy kỹ hơn và xác định nguyên nhân. Theo đó, họ sẽ thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá tình trạng của mạch cảm biến và mắt đọc.
- Nếu cần thiết, người dùng nên thay thế mạch cảm biến hoặc mắt đọc mới cho máy, đảm bảo hoạt động ổn định.
Máy đánh giày dừng đột ngột sau 3-5s
Đây cũng là một lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng máy đánh giày. Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố này cũng có thể do mạch cảm ứng bị ngấm nước, gây chập cháy, mặt đọc bị hư hỏng. Thậm chí, nặng hơn là mô tơ bị hỏng.
Cách khắc phục:
Đem máy đi kiểm tra, sửa chữa tại các đơn vị uy tín. Tiến hành sửa chữa, hoặc thay mới nếu cần.
Hướng dẫn cách phòng tránh lỗi với máy đánh giày
Để hạn chế những lỗi phát sinh, hư hỏng không đáng có trong quá trình sử dụng máy đánh giày, dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần biết:
Vị trí đặt máy đánh giày nơi khô ráo, tránh ánh nắng gắt mặt trời
- Nguồn điện ổn định: Đảm bảo nguồn điện cho máy đánh giày là ổn định, không bị chập chờn hay đảo chiều. Hạn chế xê dịch máy để tránh ảnh hưởng đến dây cắm và giắc ổ điện có thể bị lỏng.
- Vị trí đặt máy: Đặt máy ở những nơi khô ráo. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp dẫn đến hư hỏng, máy không hoạt động.
- Vệ sinh định kỳ: Thường xuyên làm sạch thân máy, hộp đựng xi và mắt cảm biến để giữ cho máy luôn trong tình trạng ổn định, đảm bảo quá trình sử dụng.
- Tránh va đập mạnh: Hạn chế va đập mạnh trong quá trình sử dụng làm ảnh hưởng đến mắt cảm biến và hộp đựng xi.
- Kiểm tra và cung cấp đầy đủ xi: Thực hiện kiểm tra định kỳ và đảm bảo máy đánh giày luôn được cung cấp đủ xi để tiện lợi và dễ sử dụng
Trên đây là những cách sửa máy đánh giày với lỗi thường gặp mà người dùng cần biết để nhanh chóng khắc phục. Hãy lưu lại để áp dụng khi cần thiết. Và đừng quên theo dõi Kumisai.vn để cập nhật những tin tức khuyến mãi khi mua các sản phẩm máy đánh giày chính hãng nhé!