Nội dung chính [ Ẩn ]

    Những chiếc máy bộ đàm truyền phát tín hiệu thông qua sóng. Sóng bộ đàm còn quyết định đến phạm vi liên lạc, khả năng xuyên vật cản... Vậy bộ đàm sử dụng sóng gì? Có những loại sóng nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về sóng bộ đàm qua những chia sẻ ngay phía dưới đây nhé. 

    Loại sóng mà bộ đàm sử dụng

    Bộ đàm là thiết bị thu phát 2 chiều sử dụng sóng vô tuyến để truyền tải dữ liệu dưới dạng âm thanh đến những thiết bị khác.

    Bộ đàm sử dụng sóng gì?

    Bộ đàm sử dụng sóng gì?

    Trong đó, sóng vô tuyến chính là một kiểu bức xạ điện từ được đánh giá trong phổ điện từ là có tần số thấp nhất, bước sóng dài nhất. Tần số của sóng vô tuyến trong ~ 3 kHz - 300 GHz, ứng với bước sóng từ ~100.000 km đến 1 mm.

    Sóng vô tuyến cũng như những sóng điện từ khác có khả năng truyền phát với vận tốc ánh sáng.

    Sóng vô tuyến dùng cho bộ đàm được chia thành 2 loại tần số chính là VHF và UHF.

    Tần số VHF (Very High Frequency)

    VHF được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Very High Frequency” có nghĩa là tần số rất cao.

    Nó dùng để chỉ dải tần số vô tuyến nằm trong ~ 30 MHz đến 300 MHz, ứng với bước sóng từ 10 - 1m.

    Tần số VHF truyền phát theo đường thẳng cho nên chúng sẽ dễ bị gián đoạn bởi những vật cản như đồi núi, tòa nhà,... Nó đặc trưng bởi khả năng truyền phát xa.

     

    Bước sóng của 2 tần số UHF và VHF

    Bước sóng của 2 tần số UHF và VHF

    Tần số UHF (Ultra High Frequency)

    UHF là viết gọn của cụm tiếng Anh “Ultra High Frequency” mang nghĩa tần số cực cao.

    Tần số vô tuyến UHF có phạm vi từ 300 MHz đến 3 GHz và thường được sử dụng cho liên lạc tầm ngắn. 

    Cho nên nó thường được sử dụng ở những khu vực đông dân cư, nơi có nhiều vật cản, nhiều nhiễu từ những thiết bị khác,... 

    Tần số này đặc trưng bởi khả năng xuyên vật cản tốt.

    >>> Xem thêm: Tìm hiểu về các dòng máy bộ đàm tầm xa 50km

    So sánh giữa VHF và UHF trong sử dụng bộ đàm

    Sau khi đã biết bộ đàm sử dụng sóng gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những loại sóng này trong sử dụng bộ đàm qua so sánh sau đây.

    Phạm vi hoạt động

    • Tần số VHF: những bộ đàm VHF thường hoạt động trong dải tần khoảng từ 136 - 174 MHz. Thích hợp dùng ở khu vực trống, nông thôn, ít vật cản nhân tạo,...

    • Tần số UHF: phần lớn máy bộ đàm UHF hiện nay đều hoạt động trên dải tần từ 400 - 512 MHz. Tối ưu nhất khi dùng ở thành thị đông dân cư, có nhiều tòa nhà,...

    Khả năng xuyên tường và vật cản

    Khả năng xuyên vật cản của 2 tần số

    Khả năng xuyên vật cản của 2 tần số

    • UHF: Tần số UHF cao hơn tần số VHF, điều này làm cho bộ đàm UHF tốt hơn cho các liên lạc tầm ngắn. Tín hiệu từ dòng bộ đàm này có thể xuyên qua tường, các tòa nhà, các chướng ngại vật tốt hơn bộ đàm VHF. Điều này làm cho chúng tối ưu hơn khi sử dụng ở các khu vực thành thị và ngoại ô.

    • VHF: Bộ đàm tần số VHF tốt hơn cho các liên lạc tầm xa. Chúng có thể truyền tín hiệu đi xa hơn dòng máy UHF, khiến chúng tốt hơn khi sử dụng ở khu vực trống. Bộ đàm hai chiều VHF cũng truyền phát xuyên qua tán lá và các chướng ngại vật tự nhiên khác tốt hơn nên tối ưu nhất khi dùng ngoài trời. 

    Độ rõ nét của tín hiệu

    Thực chất, không có sự khác biệt về âm thanh và độ trung thực giữa bộ đàm VHF và UHF. Tất cả đều được điều chế giống nhau. 

    Trong cùng một điều kiện truyền phát thì tín hiệu UHF sẽ yếu hơn một chút hoặc nhiễu hơn tín hiệu VHF. 

    Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng sóng của bộ đàm

    Quy trình thu phát tín hiệu của máy bộ đàm thông qua sóng vô tuyến bị ảnh hưởng bởi không ít yếu tố, tuy nhiên phổ biến và rõ nét nhất phải kể đến công suất phát của ộ đàm và điều kiện ngoại cảnh.

    Công suất phát sóng

    Công suất phát ảnh hưởng tới hiệu quả đàm thoại

    Công suất phát ảnh hưởng tới hiệu quả đàm thoại

    Đây là thông số chỉ công suất phát của máy bộ đàm, nó có đơn vị đo là W. Công suất càng lớn thì khả năng chống lại sự suy hao khi sóng vô tuyến vượt qua các vật cản càng cao. Âm thanh truyền phát vì vậy mà càng to, rõ ràng.
    Những chiếc bộ đàm của các brand hàng đầu hiện nay như Motorola, Kenwood, iCOM,... đều có mức công suất trung bình 5W. Những dòng công suất lớn hơn có thể lên đến 7 - 10W.

    Điều kiện địa hình và môi trường

    Sóng bộ đàm thường bị ảnh hưởng bởi những vật cản rắn như bê tông, sắt thép,... Do đó, khi đàm thoại ở những tòa nhà cao tầng thì máy sẽ chỉ hoạt động trong một phạm vi quy định tùy loại bộ đàm.

     Một số vị trí không thể liên lạc được do ở vào “điểm chết” đàm thoại.

    Các vật cản tự nhiên như đồi núi, tảng đá, rừng cây,... cũng ảnh hưởng đến tín hiệu đàm thoại, tuy nhiên nó kém hơn những vật cản rắn như bê tông. Những địa hình bằng phẳng, trống như đồng bằng, cao nguyên,... sẽ tro quá trình liên lạc tốt nhất.

    Những lưu ý khi sử dụng bộ đàm để đảm bảo tín hiệu ổn định

    Lưu ý khi dùng máy bộ đàm

    Lưu ý khi dùng máy bộ đàm

    Để quá trình đàm thoại bằng bộ đàm đặt được hiệu quả tốt nhất, phạm vi xa, chất lượng ổn định thì bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

    • Nhớ gắn anten trước khi đàm thoại, không nắm anten khi đang liên lạc.

    • Setup kênh tần số giữa 2 bộ đàm trùng nhau thì mới có thể kết nối.

    • Không đàm thoại ngoài phạm vi hoạt động quy định của máy.

    • Linh hoạt trong việc nhấn, thả nút PTT khi đàm thoại.

    • Sạc full pin trước khi bắt đầu công việc để không làm gián đoạn.

    • Không làm rơi, va đập máy. 

    • Không để máy chạm nước, dung môi.

    • Vệ sinh máy bộ đàm định kỳ.

    Những thông tin trên đây hẳn đã giải đáp được nghi vấn bộ đàm sử dụng sóng gì ở đầu bài. Mỗi tần số bộ đàm lại có những đặc trưng riêng, cho nên hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp để tối ưu việc đàm thoại trong công việc.