Nội dung chính [ Ẩn ]

    Trong thế giới công nghệ hiện đại, bộ đàm vẫn giữ một vai trò quan trọng nhờ sự tiện lợi và độ tin cậy cao. Từ công trường xây dựng đến các sự kiện lớn, bộ đàm luôn là cánh tay phải đắc lực giúp mọi người liên lạc nhanh chóng và hiệu quả. Đầy đủ thông tin về máy bộ đàm sẽ được Kumisai chia sẻ qua bài viết dưới đây. 

    Bộ đàm là gì? 

    Bộ đàm, hay còn gọi là máy bộ đàm. Đây là một thiết bị liên lạc không dây vận dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu âm thanh giữa các thiết bị. Trong 1 phạm vi nhất định, người dùng sẽ liên lạc trực tiếp và tức thời với nhau mà không cần mạng di động hay internet. 

    Hiểu đơn giản, bộ đàm như điện thoại không dây xịn sò mà không cần sóng điện thoại hay wifi gì cả. Chỉ cần bật lên là “alo” được luôn. 

    Bạn đã biết bộ đàm dùng để làm gì?

    Bạn đã biết bộ đàm dùng để làm gì?

    Ứng dụng bộ đàm

    Bộ đàm có mặt ở khắp mọi nơi, giúp chúng ta liên lạc nhanh gọn lẹ mà không cần đến điện thoại. Đặc biệt, những ngành nghề nên sử dụng máy bộ đàm có thể nhắc đến như sau: 

    • Bảo vệ an ninh, trật tự: Các chú bảo vệ, công an hay xài bộ đàm để liên lạc với nhau trong lúc làm nhiệm vụ, nhất là khi có tình huống khẩn cấp cần hỗ trợ nhanh chóng.

    • Tổ chức sự kiện, lễ hội: Trong các buổi ca nhạc, hội chợ, hay các sự kiện đông người, bộ đàm giúp cho ban tổ chức dễ dàng liên lạc, điều phối nhân sự, đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ.

    • Công trường xây dựng: Các anh kỹ sư, công nhân trên công trường hay xài bộ đàm để trao đổi thông tin với nhau, giúp công việc được tiến hành hiệu quả hơn.

    • Phượt và khám phá: Những ai thích đi phượt, leo núi, hay thám hiểm thường mang theo bộ đàm để liên lạc với nhau, đảm bảo an toàn cho cả nhóm.

    • Nhà hàng, khách sạn: Bộ đàm giúp các anh chị nhân viên phục vụ, lễ tân, bảo vệ,... ở nhà hàng, khách sạn dễ dàng liên lạc với nhau, phục vụ khách hàng tốt hơn.

    Cấu tạo, nguyên lý vận hành của bộ đàm

    Các loại bộ đàm tuy nhỏ gọn nhưng lại có nhiều công nghệ thú vị giúp chúng ta liên lạc dễ dàng. Để hiểu hơn, bạn có thể xem cấu tạo, nguyên lý thiết bị này như sau:

    Cấu tạo bộ đàm

    Cấu tạo chung của máy bộ đàm

    Cấu tạo chung của máy bộ đàm

    Bộ đàm có những bộ phận chính sau:

    • Ăng-ten: Giống như "cái tai" của bộ đàm, có nhiệm vụ thu và phát sóng vô tuyến.

    • Micro: Chuyển đổi âm thanh của bạn thành tín hiệu điện

    • Loa: Biến tín hiệu điện thành âm thanh để bạn nghe được.

    • Mạch điện tử: Xử lý tín hiệu, điều chỉnh âm lượng, tần số,...

    • Pin: Cung cấp năng lượng cho bộ đàm hoạt động.

    • Các nút điều khiển: Dùng để bật/tắt, chuyển kênh, điều chỉnh âm lượng,...

    Nguyên lý hoạt động

    • Phát: Khi bạn nhấn nút nói, micro sẽ chuyển âm thanh thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được mạch điện tử xử lý và khuếch đại, sau đó được ăng-ten phát ra dưới dạng sóng vô tuyến.

    • Thu: Ăng-ten của bộ đàm khác sẽ thu nhận sóng vô tuyến này. Tín hiệu được mạch điện tử xử lý và chuyển thành âm thanh qua loa, giúp người bên kia nghe được giọng nói của bạn.

    Máy bộ đàm có mấy loại? 

    Bộ đàm có 3 loại chính, mỗi loại có “vũ khí bí mật” riêng, dùng cho mục đích khác nhau:

    Bộ đàm cầm tay

    Đây là dòng sản phẩm di động, được thiết kế nhỏ gọn để người dùng dễ dàng cầm nắm và di chuyển trong quá trình sử dụng. 

    Với công suất phát thường không vượt quá 6W và sử dụng pin sạc, bộ đàm cầm tay phù hợp cho các hoạt động ngoài trời, sự kiện, an ninh, hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự linh hoạt trong di chuyển.

    Bộ đàm cầm tay

    Bộ đàm cầm tay

    Bộ đàm di động

    Bộ đàm di động, hay còn gọi là bộ đàm trên xe, được thiết kế chuyên dụng để lắp đặt trên các phương tiện giao thông. 

    Với công suất phát mạnh mẽ, thường từ 25W đến 60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF), kết hợp ăng-ten ngoài trời lắp đặt trên nóc xe, loại bộ đàm đảm bảo liên lạc ổn định trên những quãng đường dài, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vận tải, taxi, và các hoạt động liên quan đến giao thông đường bộ, đường thủy.

    Bộ đàm dạng di động

    Bộ đàm dạng di động

    Bộ đàm trạm cố định

    Đây là dòng bộ đàm được sử dụng phổ biến ở các văn phòng, nhà máy, trung tâm điều hành,... với công suất khủng và ăng-ten cao đảm bảo liên lạc thông suốt trong phạm vi siêu rộng. Thậm chí, có cả loại là bộ lặp (repeater) giúp tăng cường tín hiệu, cho phép liên lạc xa hơn nữa.

    Bộ đàm trạm cố định

    Bộ đàm trạm cố định

    Lựa chọn và bảo dưỡng bộ đàm ra sao?

    Để bộ đàm phát huy tối đa công năng trong công việc và cuộc sống, việc lựa chọn và bảo dưỡng đúng cách là vô cùng quan trọng.

    Cách chọn mua bộ đàm phù hợp

    Chọn bộ đàm phù hợp không khó, quan trọng là bạn cần gì và dùng làm gì.

    • Mục đích sử dụng: Bạn cần bộ đàm để làm gì? Đi phượt, tổ chức sự kiện, làm việc trên công trường hay liên lạc trong nhà hàng, khách sạn? Mỗi mục đích sẽ cần loại bộ đàm khác nhau về công suất, tính năng.

    • Phạm vi hoạt động: Bạn cần liên lạc trong phạm vi bao xa? Vài trăm mét, vài km hay cả chục km? Phạm vi càng rộng thì cần bộ đàm có công suất càng lớn và ăng-ten càng tốt.

    • Tính năng: Bạn cần những tính năng gì? Chống nước, chống bụi, mã hóa bảo mật, quét kênh, VOX (tự động kích hoạt khi nói),... Hãy chọn bộ đàm có những tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn.

    • Thương hiệu và chất lượng: Nên chọn bộ đàm của các thương hiệu uy tín, có chất lượng đảm bảo để tránh gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

    • Giá cả: Bộ đàm có nhiều mức giá khác nhau, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Hãy cân nhắc ngân sách của mình và chọn bộ đàm có giá cả phù hợp.

    Chọn mua loại phù hợp nhu cầu

    Chọn mua loại phù hợp nhu cầu

    Bảo dưỡng và bảo quản bộ đàm đúng cách

    Để bộ đàm của bạn luôn bền bỉ, hãy nhớ những mẹo nhỏ sau đây nhé:

    • Vệ sinh: Thường xuyên lau chùi bằng khăn mềm, khô. Dùng tăm bông hoặc bàn chải lông mềm để làm sạch các khe, kẽ.

    • Bảo quản: Để bộ đàm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nước và ánh nắng. Nếu không sử dụng trong thời gian dài, hãy tháo pin ra.

    • Sử dụng đúng cách: Tránh làm rơi, va đập mạnh. Chỉ dùng pin, sạc chính hãng. Không tự ý tháo lắp.

    • Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra ăng-ten, micro, loa xem có vấn đề gì không. Thay pin nếu có dấu hiệu chai, phồng.

    FAQ về bộ đàm

    1. Bộ đàm sử dụng sóng gì? 

    Bộ đàm sử dụng sóng vô tuyến (radio) để truyền và nhận tín hiệu. Sóng vô tuyến có khả năng truyền tín hiệu tốc độ cao đến 300.000 km/s, cho phép máy liên lạc ngay lập tức với một hoặc nhiều bộ đàm khác. 

    2. Bộ đàm bắt sóng được bao xa? 

    Bộ đàm nói được bao xa?  Không chỉ đơn thuần là công suất, khoảng cách bắt sóng dòng máy này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, không chỉ đơn thuần là công suất phát. Theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, bộ đàm VHF/UHF công suất 5W có thể liên lạc:

    • Nội thành: 1-2 km (do nhà cao tầng, vật cản gây nhiễu sóng)

    • Đồng bằng: Tối đa 5 km (điều kiện lý tưởng, ít vật cản). Đây cũng chính là đáp án cho câu trả lời bộ đàm xa nhất bao nhiêu km.

    Tuy nhiên, khoảng cách thực tế còn phụ thuộc vào:

    • Địa hình: Núi non, rừng rậm sẽ cản trở sóng nhiều hơn đồng bằng.

    • Vật cản: Nhà cao tầng, cây cối làm giảm tầm phủ sóng.

    • Nhiễu sóng: Các loại sóng khác, thiết bị điện tử cũng gây nhiễu.

    Bộ đàm bắt sóng bao xa?

    Bộ đàm bắt sóng bao xa? 

    3. Ưu nhược điểm của bộ đàm cầm tay và điện thoại

    Bộ đàm cầm tay và điện thoại đều là những thiết bị liên lạc phổ biến. Mỗi loại lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.

    Tiêu chí

    Bộ đàm cầm tay

    Điện thoại di động

    Ưu điểm

    Liên lạc tức thì

    Nhấn nút để nói, không cần quay số hay chờ kết nối

    Quay số và kết nối cuộc gọi có thể mất thời gian

    Độ tin cậy cao

    Không phụ thuộc vào mạng di động hay internet

    Phụ thuộc vào sóng di động và internet

    Thiết kế bền bỉ

    Chịu va đập, chống nước, hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt

    Dễ hỏng khi va đập hoặc tiếp xúc với nước

    Sử dụng dễ dàng

    Nhấn nút để nói, không cần thao tác phức tạp

    Cần thao tác phức tạp hơn

    Phạm vi liên lạc nhóm

    Liên lạc với nhiều bộ đàm cùng lúc

    Liên lạc 1-1 hoặc qua ứng dụng nhóm

    Nhược điểm

    Phạm vi giới hạn

    1-5 km tùy môi trường và công suất phát

    Phạm vi toàn cầu qua mạng di động và internet

    Chất lượng âm thanh

    Có thể bị nhiễu sóng và vật cản

    Chất lượng cuộc gọi thường tốt hơn, ít nhiễu và rõ ràng hơn

    Thiếu tính năng thông minh

    Không có truy cập internet, email, ứng dụng di động

    Cung cấp nhiều tính năng như internet, email, ứng dụng, GPS

    Yêu cầu về tần số

    Cần tuân thủ quy định về tần số vô tuyến, có thể cần giấy phép

    Không yêu cầu giấy phép

    Phụ thuộc vào mạng

    Không phụ thuộc

    Phụ thuộc vào sóng di động và internet

    Thời gian kết nối

    Kết nối tức thì

    Quá trình quay số và kết nối cuộc gọi mất thời gian

    Bảo mật

    Ít bị tấn công mạng

    Dễ bị tấn công mạng, mất dữ liệu nếu không bảo mật đúng cách

    Bộ đàm là một công cụ liên lạc siêu tiện lợi, rẻ mà lại bền, dùng được ở nhiều nơi. Nếu bạn cần liên lạc nhanh chóng và hiệu quả, thì bộ đàm là một lựa chọn không thể bỏ qua. Gọi ngay hotline Kumisai khi bạn cần tư vấn chi tiết hơn về thiết bị này nhé.