Nội dung chính [ Ẩn ]

    Motor máy hút bụi là bộ phận quan trọng, được ví như “trái tim” trong hệ thống máy hút bụi. Motor quyết định đến hiệu suất làm việc của máy hút bụi và nếu nó xảy ra hỏng hóc thì máy hút bụi không thể vận hành được. Trong nội dung bài viết này, KUMISAI VIỆT NAM sẽ cung cấp các thông tin quan trọng giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này! 

    Motor máy hút bụi là gì?

    Motor máy hút bụi còn được gọi là mô tơ hay động cơ  – Là một trong số những bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong máy hút bụi cũng như các thiết bị điện. Đây là động cơ hút tạo áp suất chân không và lực hút thông qua cách quay quạt động cơ với tốc độ cực cao và có thể lên tới 30.000 RPM. 

    Motor máy hút bụi là gì?

    Motor máy hút bụi là gì?

    Công suất của motor máy hút bụi được đo bằng các nhân tốc độ của luồng không khí và áp suất chân không. Từ đó tạo ra luồng luồng không khí từ bàn hút qua ống. 

    Tất cả các loại động cơ hút (ngoại trừ động cơ chạy bằng pin rất nhỏ) đều là loại động cơ phổ thông, bởi chúng có thể hoạt động được với cả nguồn điện AC (dòng điện xoay chiều) và nguồn điện DC (dòng điện một chiều). Thường thì motor sẽ được thiết kế có hiệu suất tốt nhất với AC ở điện áp gia dụng bình thường.

    Vai trò của motor máy hút bụi

    Motor máy hút bụi làm nhiệm vụ tạo ra lực hút để hút các bụi bẩn từ bên ngoài vào bên trong thùng chứa. Nó sử dụng nguồn điện để vận hành, thực hiện chuyển đổi điện năng thành cơ năng để làm cánh quạt quay. Nhờ quá trình này mà máy hút bụi có thể hoạt động được, chất bẩn theo bàn hút và ống hút sẽ bị hút vào bên trong khoang chứa. 

    Motor tạo ra lực hút để hút các bụi bẩn từ bên ngoài vào bên trong thùng chứa

    Motor tạo ra lực hút để hút các bụi bẩn từ bên ngoài vào bên trong thùng chứa

    Dù đóng vai trò quan trọng, nhưng để một chiếc máy hút bụi có thể vận hành tốt nhất thì chỉ động cơ thôi là chưa đủ. Hệ thống máy hút bụi cần có sự kết hợp thống nhất và đồng bộ của nhiều bộ phận khác như thùng chứa bụi bẩn, ống hút bụi, bàn hút bụi, bàn hút nước, chổi tròn, chổi than,... 

    Cấu tạo chung của motor máy hút bụi

    Motor máy hút bụi nhìn bên ngoài thì có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế thì một động cơ hút bụi lại được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Cụ thể như sau:

    Cấu tạo chung của motor máy hút bụi

    Cấu tạo chung của motor máy hút bụi

    Stato 

    Stato hay phần cảm, phần tĩnh là bộ phận không chuyển động ở trong motor máy hút bụi. Stato gồm 1 khung thép điện từ có nhiều lớp, bên trên quấn 1 hoặc 2 cuộn dây đồng để tạo thành nam châm điện. Bộ phận này được thiết kế bao quanh lõi của phần cứng ở 2 phía đối diện. Do có cùng 1 dòng điện chạy qua cuộn kích từ và cuộn dây phần cứng nên nó được gọi là động cơ nối tiếp. 

    Khi dòng điện chạy qua các cuộn dây bên trong Stato và Roto, từ trường sẽ được tạo ra bởi mỗi cuộn dây. Việc thu hút hoặc đẩy lùi các từ trường này làm cho Roto quay trong Stato.

    Stato và Roto của motor máy hút bụi

    Stato và Roto của motor máy hút bụi 

    Roto 

    Roto hay phần ứng, phần động là bộ phận chuyển động ở bên trong motor. Roto gồm lõi thép nhiều lớp và quấn dây đồng cách điện tráng men. Các cuộn dây sẽ được gắn vào cổ bóp bằng đồng ở gần 1 đầu của phần cứng. 

    Đây là bộ phận quay tròn khi motor được cấp năng lượng điện. Và nó sẽ quay tròn ở trong từ trường đã được Stato tạo ra.

    Chổi than 

    Chổi than làm nhiệm vụ tiếp điện cho Roto để Roto có thể hoạt động và quay ở trong từ trường. Chổi than có nhiều hình dạng khác nhau, nó chủ yếu được làm bằng than đá (carbon) và dây đồng.

    Chổi than

    Chổi than 

    Trong motor máy hút bụi, chổi than sẽ dựa 1 đầu vào cổ góp. Vì thế, sau một khoảng thời gian chổi than ma sát với cổ bóp nên sẽ rất dễ bị mài mòn và hư hỏng. 

    Cổ góp 

    Cổ góp gồm các thanh đồng riêng lẻ được sắp xếp theo hình trống. Đồng thời, cổ góp cũng chính là vị trí tiếp xúc của chổi than tại Roto để cấp điện cho bộ phận này thực hiện hoạt động quay tròn trong từ trường. 

    Đối với các model máy hút bụi không chổi than thì động cơ hút sẽ không có chổi than và cổ góp. 

    Cuộn dây điện từ

    Cuộn dây điện từ ở bên trong motor của máy hút bụi công nghiệp thường sử dụng dây đồng nhằm đảm bảo hiệu quả khi vận hành. Đồng thời giảm sinh nhiệt và gia tăng độ bền cho máy hút bụi.

    Ổ quay 

    Bộ phận này có nhiệm vụ chính là làm giảm lực ma sát của trục quay Roto với phần gối đỡ ở trên thân động cơ. Từ đó giúp motor hoạt động tốt hơn và hạn chế tình trạng gia nhiệt nhanh. 

    Rơle nhiệt, cầu chì nhiệt

    Vị trí của rơle nhiệt, cầu chì nhiệt motor máy hút bụi

    Vị trí của rơle nhiệt, cầu chì nhiệt motor máy hút bụi 

    Để motor máy hút bụi không bị quá tải hoặc quá nhiệt dẫn đến tình trạng đoản mạch, cháy nổ thì rơle nhiệt, cầu chì nhiệt sẽ thực hiện nhiệm vụ ngắt điện khi có sự cố. Qua đó, động cơ được bảo vệ tốt hơn trước những ảnh hưởng có thể gây ra bởi sự cố. Từ đó giúp máy hút bụi hoạt động bền bỉ, tuổi thọ tăng lên đáng kể.

    Quạt 

    Là bộ phận có chức năng hút và đẩy không khí. Vỏ quạt và motor điện máy hút bụi thường được lắp ráp thành 1 khối giúp thuận tiện hơn khi máy vận hành.

    Nguyên lý hoạt động cơ bản của motor hút bụi 

    Motor máy hút bụi công nghiệp hay máy hút bụi gia đình đều tương tự nhau. Theo đó, motor sẽ tạo lực hút mạnh để thu gom bụi bẩn trên sàn vào trong thùng chứa; bụi bẩn được giữ lại ở túi lọc bụi còn không khí sạch sẽ được đẩy lại môi trường. Cụ thể:

    Nguyên lý hoạt động chung của động cơ máy hút bụiNguyên lý hoạt động chung của động cơ máy hút bụi 

    • Motor hoạt động thì Roto sẽ quay trong từ trường tạo ra bởi Stato, quá trình này sẽ được truyền ra ngoài khiến cho cánh quạt quay theo.

    • Quạt trong khoang sẽ hút và đẩy không khí để tạo khoảng chân không bên trong thân máy. Sự chênh lệch áp suất không khí ở trong máy hút bụi và môi trường ngoài sẽ làm cho bụi bẩn, mảnh vụn,... hút vào bàn hút rồi theo ống hút đi vào thùng chứa.

    Phân loại motor máy hút bụi công nghiệp

    Dựa vào công suất và dung tích thùng chứa máy hút bụi, motor máy hút bụi được chia thành nhiều loại. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay phổ biến nhất với 3 loại motor sau:

    1. Motor máy hút bụi 1000W

    Motor máy hút bụi 1000W

    Motor máy hút bụi 1000W

    Đây là loại motor máy hút bụi công nghiệp có mức công suất nhỏ nhất. Motor máy hút bụi 1000W sử dụng phần lớn trên các dòng máy hút bụi với dung tích thùng chứa 15 lít. Loại motor này có lực hút tốt và mức giá rẻ nên được hộ gia đình nhỏ ưa chuộng.

    2. Motor máy hút bụi 1200W – 1500W

    Motor máy hút bụi 1200W – 1500W là động cơ có mức công suất trung bình của máy hút bụi, thường được trang bị ở những model máy hút bụi công nghiệp có dung tích thùng chứa từ 30 lít. 

    Motor hút bụi 1200W – 1500W

    Motor hút bụi 1200W – 1500W

    Động cơ 1200W – 1500W có lực quay mạnh mẽ và mức giá phải chăng nên được nhiều nhà sản xuất như Kumisai, Palada, Supper Clean,... lựa chọn nhằm mang lại hiệu suất làm việc cao cho sản phẩm máy hút bụi của mình. 

    3. Motor máy hút bụi 1800W – 2000W 

    Motor máy hút bụi 1800W

    Motor máy hút bụi 1800W

    Với công suất 1800 - 2000W, đây là loại động cơ có công suất lớn trên thị trường. Nó phù hợp các dòng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn, có dung tích thùng chứa bụi từ 70 lít trở lên. 

    Cập nhật bảng giá mô tơ máy hút bụi mới nhất

    Căn cứ vào mức công suất mà giá motor máy hút bụi sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là bảng giá mô tơ máy hút bụi mới nhất được chúng tôi cập nhật mà bạn có thể tham khảo! 

    Tên motor

    Giá bán (VNĐ)

    Xem chi tiết

    Motor máy hút bụi 1200W

    650.000

    Tại đây

    Motor máy hút bụi 1500W

    500.000

    Tại đây

    Motor máy hút bụi 1800W

    800.000

    Tại đây

    *Giá motor máy hút bụi bên trên chỉ mang tính tham khảo. Mức giá sẽ có sự khác biệt giữa đơn vị cung ứng và thời điểm mua hàng của bạn. 

    Một số lưu ý khi sử dụng máy hút bụi tránh hư hỏng motor

    Motor đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của máy hút bụi. Vì vậy, để tránh hư hỏng motor và đồng thời đảm bảo chất lượng, tuổi thọ của bộ phận này thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Thường xuyên kiểm tra các bộ phận như túi lọc, màng lọc, thùng chứa,... để tránh tình trạng bụi bẩn bám vào motor gây hư hỏng.

    • Tiến hành làm sạch kỹ cho motor, bởi vì sau thời gian dài sử dụng thì bụi bẩn có thể bám dính xung quanh motor.

    Kiểm tra và vệ sinh motor hút bụi thường xuyên

    Kiểm tra và vệ sinh motor hút bụi thường xuyên 

    • Luôn đảm bảo cho nguồn điện ổn định trong quá trình máy hút bụi hoạt động.

    • Không vận hành máy quá lâu, cần có thời gian cho máy nghỉ ngơi giúp mô tơ giảm nhiệt và hoạt động bền bỉ hơn. 

    • Khi nhận thấy motor phát ra tiếng kêu bất thường thì cần tắt máy ngay để tránh làm hỏng motor.

    • Không tự ý thay thế các bộ phận bên trong motor máy hút bụi, mà nên mang đến các trung tâm bảo hành để thợ sửa chữa chuyên nghiệp hỗ trợ. 

    Trên đây là các thông tin quan trọng nhất về motor máy hút bụi đã được chúng tôi tổng hợp gửi đến bạn, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ về thiết bị này. Hiện nay, tại KUMISAI VIỆT NAM đã và đang phân phối các sản phẩm máy hút bụi, motor với công suất khác nhau. Khi có nhu cầu đầu tư, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0982 090 819 - 0983 898 758 để được tư vấn chi tiết!