Nội dung chính [ Ẩn ]
Mỡ bò chịu nhiệt là một sản phẩm bôi trơn chịu nhiệt trong thời gian dài có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Để hiểu rõ hơn về loại mỡ này và biết cách chọn mua thì bạn đừng vội bỏ qua nội dung dưới đây!
Tìm hiểu mỡ bò chịu nhiệt
Các thông tin về định nghĩa, thành phần cấu tạo, tính năng và công dụng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mỡ bò chịu nhiệt.
1. Mỡ bò chịu nhiệt là gì?
Mỡ bò chịu nhiệt là gì?
Mỡ bò chịu nhiệt hay mỡ chịu nhiệt, tên tiếng Anh là “High Temperature Grease. Đây là một loại mỡ có khả năng duy trì hiệu suất và tính năng hoạt động tối ưu ngay cả khi được sử dụng ở trong môi trường có nhiệt độ cao.
2. Thành phần cấu tạo
Về cơ bản, mỡ bò chịu nhiệt gồm 3 thành phần chính là dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia. Cụ thể như sau:
Dầu gốc
Là thành phần chiếm khoảng từ 60 - 95%, tùy thuộc vào từng thương hiệu và các loại dầu.
-
Dầu gốc nhóm I: Có chứa naphthenic và paraffinic, được lọc qua dung môi % phân tử không ổn định, thường có xu hướng bị oxy hóa sau một thời gian. Tuy nhiên, các phân tử khối đó lại góp phần phân tán chất phụ gia trong mỡ.
-
Dầu gốc nhóm II và nhóm III: Được lọc bằng hydro nên có độ tinh lọc cao, các phân tử ổn định. Nhóm dầu gốc này có tính ổn định nhiệt và oxy hóa từ khoảng 280०C thì các phân tử mới bị phá vỡ.
-
Dầu gốc nhóm IV và nhóm V: Được tạo thành từ nhiều liên kết phân tử hidrocacbon để từ đó hình thành 1 phân tử lớn hơn. Dầu gốc nhóm IV và nhóm V có tính ổn định nhiệt và oxy hóa đạt đến mức độ hoàn hảo.
Thành phần cấu tạo mỡ bò chịu nhiệt
Chất làm đặc
Chiếm khoảng từ 5 - 25%, gồm 2 loại là chất làm đặc gốc xà phòng và gốc sáp.
-
Chất làm đặc gốc xà phòng: Điều chế từ các hidroxit kim loại như NaOH, Ca(OH)2, KOH,... sẽ tác dụng với các axit béo để tạo thành chất kết dính cho mỡ bôi trơn.
-
Chất làm đặc gốc sáp: Là sản phẩm của hidrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn và được chia thành 2 loại. Một là hợp chất paraphin có nhiệt độ nóng chảy thấp, hai là các hợp chất ozokerit có nhiệt độ nóng chảy cao. Chất làm đặc của mỡ bò bôi trơn chịu nhiệt gốc sáp có tính ổn định hơn so với mỡ gốc xà phòng.
Chất phụ gia
Các chất phụ gia chiếm khoảng từ 0-5% trong thành phần cấu tạo chung của mỡ bò chịu nhiệt. Một số chất phụ gia thường được sử dụng đó là phụ gia chống oxy hóa, phụ gia chống kháng nước, phụ gia chống ăn mòn,...
3. Tính năng của mỡ bò chịu nhiệt
Mỡ bò chịu nhiệt gồm các tính năng nổi bật sau:
-
Khả năng chịu nhiệt lên đến 1000०C.
-
Khả năng chống ma sát tốt giữa các bề mặt kim loại.
-
Khả năng chống rỉ sét, ngăn ngừa sự hình thành gỉ sét trên bề mặt kim loại.
-
Khả năng chịu được áp lực cao trong môi trường điều kiện khắc nghiệt.
4. Công dụng của mỡ bò chịu nhiệt
Trong quá trình vận hành, các bộ phận thường xảy ra ma sát với nhau là vòng bi và ổ đỡ. Trường hợp ma sát tăng cao, máy móc sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn tác động đến các bộ phận, khiến động cơ bên trong bị hỏng. Khi đó, việc sử dụng các loại mỡ bò chịu nhiệt sẽ đem lại những tác dụng:
Mỡ bò chịu nhiệt làm tăng độ bền, nâng cao hiệu quả vận hành của máy móc
-
Ngăn chặn các bụi bẩn đi vào bên trong các linh kiện, từ đó giúp gia tăng tuổi thọ cho thiết bị.
-
Làm nhờn và bôi trơn các bề mặt ma sát, làm giảm hệ số ma sát khiến cho máy móc không bị mài mòn. Đồng thời, hạn chế tối xuất hiện tình trạng oxy hóa hay han gỉ.
-
Giúp vòng bi hoạt hoạt động trơn tru, êm ái, ổn định và không phát tiếng ồn ào gây khó chịu cho người dùng.
Phân loại mỡ bò chịu nhiệt - Ứng dụng phổ biến
Mỡ bò chịu nhiệt gồm nhiều loại khác nhau tương ứng với các cách phân loại. Dưới đây là một số loại mỡ phổ biến nhất và ứng dụng tương ứng:
1. Mỡ bò chịu nhiệt 100°C
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt 100°C thường được làm từ 2 gốc lithium và gốc lithium complex. Cụ thể:
Loại mỡ bò chịu nhiệt 100०C
-
Gốc lithium: Thích hợp với các hoạt động ở nhiệt độ 130℃, tuy nhiên nó lại không chịu được môi trường nước hoặc ẩm ướt.
-
Gốc lithium complex: Có khả năng chịu nhiệt tương đương với mỡ gốc lithium. Tuy nhiên, loại mỡ này có thêm tính năng kháng nước tốt nên sẽ phù hợp với môi trường làm việc ẩm ướt.
2. Mỡ bò chịu nhiệt 200०C
Mỡ bò chịu nhiệt 200०C được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu nhiệt lên đến 200°C. Giống với những loại mỡ khác, nó cũng được tạo thành từ các thành phần chính gồm dầu gốc, phụ gia và chất làm đặc. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất để đánh giá khả năng chịu nhiệt của loại mỡ này là chất làm đặc.
Loại mỡ bò chịu nhiệt 200०C
Ví dụ điển hình nhất của chất làm đặc chính là mỡ canxi sulfonat. Mỡ này được tạo ra bằng quá trình chuyển đổi 1 chất tẩy rửa chứa canxi cacbonat vô định hình, tạo thành mỡ chứa các hạt calcite. Với tính chất bôi trơn của hạt calcite, mỡ này có thể không cần thiết phải có thêm các phụ gia chứa lưu huỳnh, phốt pho hoặc kẽm.
Ứng dụng của mỡ bò chịu nhiệt 200 độ rất đa dạng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp gồm:
-
Bôi trơn vòng bi ở trong các nhà máy thép.
-
Vòng bi máy tạo sóng ở trong quá trình sản xuất bao bì carton.
-
Bôi trơn vòng bi ở trong lò dầu và lò hơi.
-
Bôi trơn cho hệ thống xích tải của lò sơn tĩnh điện.
-
Bôi trơn vòng bi con lăn gia nhiệt trước trong quá trình gia công kim loại.
-
Sử dụng trong khuôn lốp để giảm ma sát và gia tăng tuổi thọ của lốp.
-
Sử dụng ở trong giá đỡ lò nướng và con lăn lò nướng.
3. Mỡ bò chịu nhiệt 300०C
Mỡ bò chịu nhiệt 300०C phù hợp với ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu nhiệt đến 300°C. Thành phần bao gồm dầu khoáng được đông đặc bằng chất làm đặc vô cơ, cùng phụ gia chịu cực áp, chống mài mòn và chống ma sát. Đặc biệt, loại mỡ này còn dùng chất bôi trơn tinh khiết Termol-2, không độc hại và an toàn.
Mỡ bò chịu nhiệt 300०C có các đặc điểm nổi bật sau đây:
Loại mỡ bò chịu nhiệt 300०C
-
Phạm vi nhiệt độ hoạt động từ -40०C đến +300०C.
-
Khả năng chịu tải cao và ổn định trong các ứng dụng cường độ lớn, tải trọng hàn (Н) tối thiểu đạt mức 3000.
-
Độ bay hơi thấp và khả năng ổn định cơ học cao, không bị biến dạng hoặc bị phá vỡ dưới tác động của nhiệt độ cao.
-
Khả năng chống ăn mòn tốt, giúp bảo vệ các bộ phận khỏi tác động của hóa chất và môi trường ăn mòn.
-
Khi hoạt động ở nhiệt độ >
300°C, mỡ này vẫn duy trì độ nhớt và không gây rò rỉ chất bôi trơn.
Mỡ bò chịu nhiệt 300०C được khuyến nghị sử dụng cho việc bôi trơn ổ lăn và các bộ phận khác ở trong các thiết bị chịu tác động nhiệt độ cao như: quạt tuần hoàn trên lò nung khí kiểu BN, thiết bị vận chuyển cơ chế hay đường hầm lò.
4. Mỡ bò chịu nhiệt 500०C
Được biết đến với tính chất chịu nhiệt đáng kinh ngạc, mỡ chịu nhiệt 500०C mang lại hiệu suất ưu việt nhờ vào thành phần graphit và moly chiếm tỷ lệ 5%. Đặc tính kỹ thuật của loại mỡ này như sau:
Loại mỡ bò chịu nhiệt 500०C
-
Kháng oxy hóa tốt và tính ổn định nhiệt độ cao.
-
Khả năng chống mài mòn tốt và độ bám dính cực cao, cung cấp hệ số ma sát thấp cùng khả năng chịu tải mạnh.
-
Tính ổn định cơ học và ổn định hóa học tốt, kháng hơi nước và chống ăn mòn axit yếu.
-
Khả năng chống rửa trôi nước tốt và kháng xói mòn của nước, bảo vệ chống ăn mòn rỉ sét trong môi trường khắc nghiệt.
Loại mỡ bò chịu nhiệt 500०C chính là sự lựa chọn hàng đầu cho việc bôi trơn các bộ phận chịu lực có nhiệt độ cao và thường xuyên gặp ma sát. Ngoài ra còn được ứng dụng trong những ổ trục chịu tải nặng, tải trọng, va đập và dùng trong môi trường ẩm ướt.
5. Mỡ bò chịu nhiệt 1000०C
Mỡ bò chịu nhiệt 1000०C là sản phẩm chuyên dụng trong lĩnh vực công nghiệp như luyện kim, cơ khí,... Loại mỡ này được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các môi trường làm việc ở nhiệt độ cực cao đến 1000०C. Thành phần gồm chất làm đặc, dầu gốc, chất phụ gia và chất bôi trơn thể rắn như bột đồng, than chì.
Loại mỡ bò chịu nhiệt 1000०C
Hỗn hợp chất phụ gia bôi trơn rắn MoS2 (disulfua molypden) và graphite (thạch anh) có trong mỡ bò chịu nhiệt 1000०C giúp cải thiện các tính chất quan trọng. Giúp mỡ có khả năng chịu tải và chịu va đập tốt, tăng khả năng chống hàn dính của mỡ; tránh bám dính và kẹt cứng trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao.
Kinh nghiệm chọn mua mỡ bò chịu nhiệt phù hợp
Việc lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt phù hợp là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của các chi tiết máy. Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn mua mỡ bò chịu nhiệt mà bạn có thể tham khảo.
1. Xác định nhiệt độ làm việc
Đây là điều quan trọng nhất cần xem xét khi lựa chọn loại mỡ bò chịu nhiệt. Vì hiện nay mỡ bò chịu nhiệt có nhiều loại, mà mỗi loại lại có nhiệt độ làm việc tối đa khác nhau. Do đó, bạn cần phải xác định nhiệt độ làm việc của các bộ phận máy móc cần bôi trơn để chọn được loại mỡ bò có nhiệt độ làm việc phù hợp nhất.
2. Xác định môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt của mỡ bò. Nếu như máy móc hoạt động ở trong môi trường ẩm ướt hoặc nhiều bụi bẩn, bạn nên chọn loại mỡ bò có khả năng chịu nước và chống bụi.
Xác định nhiệt độ và môi trường làm việc của máy móc cần bôi trơn
3. Xác định tải trọng và tốc độ
Tải trọng và tốc độ làm việc cũng sẽ cần phải được xem xét khi chọn mỡ bò chịu nhiệt. Mỗi loại mỡ bò thường có khả năng chịu tải trọng và tốc độ khác nhau, nên bạn cần chọn loại mỡ có khả năng chịu tải trọng và tốc độ phù hợp với ứng dụng.
4. Xem xét các đặc tính khác
Ngoài các yếu tố trên, một số đặc tính khác của mỡ bò chịu nhiệt mà bạn cần phải xem xét là: Khả năng chống mài mòn, chống ăn mòn, chống oxy hóa, chống nước, chống bụi.
Những loại mỡ bò chịu nhiệt đáng mua nhất 2024
Dưới đây là những loại mỡ bò chịu nhiệt đang được ưa chuộng nhất trong năm 2024!
Tên sản phẩm |
Khả năng chịu nhiệt |
Giá bán tham khảo |
Mobil Unirex N3 |
190°C |
6.600.000 VNĐ/ 18kg |
Mobil XHP 222 |
140°C |
125.000 VNĐ/ hộp 390g |
Lipex 3 |
190°C |
1.050.000 VNĐ/ xô 15kg |
Mỡ chịu nhiệt Sinopec Crystal Grease NLGI 1,2,3 |
120°C |
1.800.000 VNĐ/ xô 17kg |
Calpex3 |
100°C |
825.000 VNĐ/ xô 15kg |
Shell Gadus S2 U460L |
200°C |
2.700.000 VNĐ/ xô 18kg |
Molygraph SGHT 600 |
500 - 600°C |
4.400.000/ 1kg |
Royal Premium Copper Clad |
1100°C |
700.000 VNĐ/ 450g |
Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng mỡ bò chịu nhiệt
Ngoài việc lựa chọn loại mỡ bò chịu nhiệt có thông số phù hợp cho máy móc của thì khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Tra đủ lượng mỡ bôi trơn cần dùng: Tra quá nhiều sẽ làm tăng độ ma sát, tăng nhiệt độ và hao năng lượng lớn. Tra quá ít có thể dẫn đến tình trạng không đủ bôi trơn cho bộ phận, từ đó phát sinh ma sát khô gây hư tổn. Lượng mỡ cần cho vòng bi thường là 1/3 đến 1/2 so với tổng thể tích vòng bi trong.
-
Không để lẫn các loại mỡ trong quá trình sử dụng: Cần phải tránh đựng chung 2 loại mỡ với nhau. Vì nếu để lẫn mỡ thì độ nhỏ giọt của mỡ sẽ giảm, độ xuyên kim sẽ tăng, độ ổn định cơ học của mỡ sẽ hạ thấp dẫn đến làm ảnh hưởng đến chi tiết máy.
-
Chú trọng việc thay mỡ mới: Hiện nay, chất lượng và loại dầu gốc luôn không ngừng được cải tiến và thay đổi. Thế nên khi dùng mỡ mới cho các thiết bị cũ thì bạn cần phải test thử nghiệm trước. Ngoài ra, khi thay mỡ cần phải loại bỏ mỡ cũ bên trong còn sót lại trên chi tiết máy.
Sử dụng máy bơm mỡ để quá trình bôi trơn mỡ bò chịu nhiệt diễn ra hiệu quả
-
Chú trọng quá trình tra mỡ: Khi tra mỡ cần phải kiểm tra mỡ xem có tạp chất, đồ đựng mỡ có bị nhiễm đất cát, sạn, chất bẩn,... không. Đồng thời sử dụng máy bơm mỡ hoặc súng bơm mỡ để việc bơm mỡ diễn ra chính xác.
-
Chú ý thay mỡ định kỳ: Thay mỡ theo định kỳ trong từng trường hợp cụ thể, hoặc theo kiến nghị của nhà sản xuất. Điều này nhằm đảm bảo thiết bị được bôi trơn hiệu quả, nhờ đó giúp giảm chi phí bảo dưỡng máy móc.
-
Không dùng vật đựng bằng gỗ hoặc giấy đựng mỡ: Điều này nhằm tránh dầu gốc trong mỡ bị gỗ hoặc giấy hút làm cứng mỡ. Bên cạnh đó, mỡ rất dễ bị lẫn tạp chất và ô nhiễm nên cần bảo quản mỡ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Trên đây là các thông tin tổng hợp về mỡ bò chịu nhiệt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, hoắc cần tư vấn về sản phẩm máy bơm mỡ chất lượng như máy bơm mỡ Palada, Kumisai,... hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0982 090 819 bạn nhé!