Nội dung chính [ Ẩn ]
Bụi trong sản xuất nói riêng và bụi trong môi trường nói chung gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người, hệ sinh thái cũng như máy móc công nghiệp. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các tác hại của bụi và những giải pháp xử lý bụi trong sản xuất hiệu quả hiện nay nhé!
Bụi trong sản xuất là gì?
Theo Wikipedia, bụi là tên gọi chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micromet cho đến nửa milimet; tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí 1 thời gian sau. Với các hạt to hơn có thể gọi là cát, sỏi. Khi bụi phân tán mạnh mẽ trong không khí hay các chất khí nói chung, hỗn hợp khí và bụi sẽ được gọi là aerosol rắn.
Bụi trong sản xuất là gì?
Bụi trong sản xuất, nhất là đối với các ngành đặc thù như cơ khí, đồ gỗ, sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi... chính là tập hợp tất cả các loại hạt kích thước lớn nhỏ khác nhau, chúng phát sinh trong các hoạt động như khoan, cưa cắt, mài,...
Ngoài bụi bẩn được phát sinh do các hoạt động công nghiệp, thì còn có bụi phát sinh trong tự nhiên; xuất phát từ các hiện tượng như động đất, gió bão, phun trào núi lửa,...
Phân loại bụi trong sản xuất công nghiệp
Bụi trong sản xuất được phát sinh từ nhiều ngành công nghiệp, khu vực khác nhau. Mỗi ngành lại có đặc thù sản sinh các loại bụi khác nhau. Dưới đây là cách phân loại bụi trong sản xuất công nghiệp phổ biến nhất.
1. Theo nguồn gốc
Theo nguồn gốc, bụi trong sản xuất có một số nguồn chính sau:
-
Bụi kim loại: Bụi đồng, bụi sắt, gỉ sắt, bụi thép,...
-
Bụi gỗ: Sản sinh từ các việc bào, cưa, cắt, xẻ, khoan, chà, chế tạo gỗ,...
-
Bụi xây dựng: Bụi cát, bụi xi măng,...
Bụi bông trong nhà máy may
-
Bụi thực vật: Bụi gai, bụi bông trong nhà máy may, dệt vải,...
-
Bụi hóa chất: Bụi xà phòng, bụi vôi, khí hơi dung môi,...
2. Theo kích thước
Theo kích thước, bụi trong sản xuất gồm các kích thước:
Bụi bay trong sản xuất công nghiệp
-
Bụi bay: 0.0011 micromet
-
Bụi hạt mù: 0.1 - 10 micromet
-
Bụi hạt khói: 0.001 - 0.1 micromet
-
Bụi lắng: > 10 micromet
Bụi trong sản xuất đem tới những nguy hiểm nào?
Có thể bạn chưa biết, những hạt bụi trong sản xuất tuy cực kỳ nhỏ bé nhưng lại đem tới mối nguy hiểm khôn lường. Cụ thể:
1. Ảnh hưởng đến chất lượng máy móc công nghiệp
Lượng bụi bẩn quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng máy móc trong nhà xưởng:
Bụi làm giảm hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị
-
Bụi bẩn bám nhiều trên máy móc, dây chuyền sản xuất có thể bị rơi vào sâu bên trong; bám vào động cơ và các chi tiết máy. Quá trình làm việc của động cơ khi có mặt nhiều bụi bẩn sẽ gây ra lực ma sát lớn; dẫn đến vận hành khó và gây ra tình trạng hao mòn nhanh chóng.
-
Độ ma sát lớn khiến máy móc hoạt động không hiệu quả, dễ bị nóng động cơ. Từ đó làm giảm tuổi thọ, dễ phát sinh các sự cố; đồng thời hiệu suất làm việc không đảm bảo.
-
Bụi bẩn nếu như bám vào các mạch điện trong động cơ có thể gây ra tình trạng đoản mạch, chập điện và cháy nổ.
-
Bụi hoạt tính rất dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ cực kỳ nguy hiểm.
2. Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng (thành phẩm)
Tác hại của bụi trong sản xuất – Làm giảm chất lượng sản phẩm cuối cùng
Với một số ngành nghề có tính đặc thù như sản xuất dược phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử,... khi môi trường làm việc có quá nhiều bụi bẩn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Bụi bám lẫn vào sản phẩm có thể khiến chúng giảm chất lượng, không thể đảm bảo các tiêu chuẩn để đưa ra ngoài thị trường.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn người lao động
Ngoài những ảnh hưởng tới máy móc, thiết bị hay sản phẩm thì bụi trong sản xuất còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động. Cụ thể như sau:
-
Không khí ngột ngạt với nhiều bụi bẩn sẽ dễ gây ra cảm giác bực dọc, khó chịu,... tâm lý con người trở nên bất ổn và mệt mỏi. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng làm việc.
-
Bụi trong sản xuất gây ra nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi teo do bụi crom và asen, hen suyễn,...
Bụi công nghiệp là tác nhân gây ra rất nhiều mối nguy hại tiềm ẩn cho con người
-
Bụi công nghiệp độc hại đi vào cơ thể có thể gây nên ung thư phổi, viêm phổi.
-
Bụi sản xuất công nghiệp nếu như bám sâu vào tai gây viêm tai, nặng hơn là làm tắc ống tai dẫn tới bị điếc.
-
Bụi công nghiệp bám vào lỗ chân lông ở trên da gây ra viêm da; bịt kín lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mồ hôi; bịt các lỗ của tuyến nhờn gây ra mụn, lở loét ở da. Đặc biệt, với một số loại bụi chứa nhựa đường còn có thể gây dị ứng da.
-
Môi trường có nhiều bụi bẩn kim loại có thể dễ bị viêm giác mạc; các bụi bẩn có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt dễ gây xây xát hoặc làm thủng giác mạc, làm hỏng mắt. Các loại bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc dẫn đến giảm thị lực.
-
Những loại bụi độc xuất hiện trong các ngành hóa chất như thủy ngân, chì hay thạch tín,... có thể gây nhiễm độc máu làm cơ thể mệt mỏi và thậm chí là tử vong nếu hít vào cơ thể.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về các dòng máy hút bụi mịn chất lượng
Một số ngành sản xuất sinh ra nhiều bụi
Hiện nay, một số ngành công nghiệp sinh ra nhiều bụi nhất trong quá trình hoạt động - sản xuất có thể kể đến như sau:
1. Sản xuất xi măng
Bụi xi măng là loại bụi có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ nên dễ dàng bay trong không khí. Bụi xi măng chứa nhiều chất độc hại gồm các hợp chất kiềm có thể ăn mòn như oxit axit, silic oxit, sắt oxit, magie oxit, nhôm trioxit,...; lượng nhỏ crom có thể gây ra dị ứng sau khi tiếp xúc và ngoài ra là cát bụi.
Bụi trong sản xuất xi măng
Quá trình sản xuất xi măng tạo ra lượng bụi vô cùng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể, bụi xi măng gây hại cho con người khi tiếp xúc với da, mắt, mũi và khi hít phải thì chúng sẽ đi sâu vào bên trong cơ thể. Mức độ nguy hiểm của nó sẽ căn cứ vào nồng độ và khối lượng bụi xi măng tiếp xúc.
2. Sản xuất gỗ, chế tạo gỗ
Gỗ là vật liệu sử dụng phổ biến trong xây dựng, trang trí nội thất,... Trong quá trình sản xuất, các công đoạn mài, bào gỗ, xẻ gỗ, khoan, phay, bào, chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt,... sẽ tạo ra lượng bụi gỗ không nhỏ.
Bụi gỗ là loại bụi có kích thước rất nhỏ, kích cỡ các hạt bụi và lượng bụi sinh ra ở các công đoạn là khác nhau:
Bụi trong sản xuất gỗ
-
Giai đoạn gia công: Sản phẩm thô thường tạo ra bụi có kích thước lớn lên đến hàng ngàn micromet (các công đoạn như cắt, cắt, mài, phay, tiện,...)
-
Giai đoạn gia công: Tạo ra các hạt bụi có kích thước rất nhỏ khoảng từ 2 đến 20 micromet rất dễ phát tán trong không khí.
-
Giai đoạn vận chuyển, lắp ghép: Cũng sẽ phát sinh bụi nhưng không quá đáng kể.
Phần lớn bụi gỗ sẽ lơ lửng trong không khí trong thời gian không dài, rồi sẽ nhanh chóng lắng xuống và bám lên tường, sàn hoặc máy móc. Thành phần và tính chất của bụi gỗ chủ yếu là bụi cơ học; thường là hỗn hợp các hạt cellulose với kích thước thay đổi trong 1 phạm vi rất rộng. Bụi gỗ gây ra một vài tác động nhất định đến môi trường và sức khỏe con người.
3. Chế tạo kim loại
Ngày nay, có một lượng lớn các kim loại khác nhau được sử dụng trong công nghiệp với mục đích tạo ra sản phẩm phù hợp. Bụi kim loại được hình thành chủ yếu trong quá trình sản xuất cắt, mài, đánh bóng kim loại,... từ các nhà máy luyện gang, thép, chế tạo máy móc, xưởng gia công cơ khí,...
Bụi trong chế tạo kim loại
Về cơ bản, bụi kim loại là loại bụi mịn, khô, không kết dính và kích thước nhỏ. Và trong thực tế nếu như không được thu gom thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Ngoài ra, trong quá trình hàn cắt kim loại không chỉ sinh ra bụi, mà còn tạo ra lượng khí (khói) kim loại có thành phần độc hại.
4. Sản xuất sơn
Công nghệ sản xuất sơn chính là một trong các công nghệ lâu đời nhất trong lịch sử phát triển của loài người. Sơn chứa chất tạo màng liên kết và các chất tạo màu, có khả năng bám dính trên bề mặt vật chất được sử dụng để che phủ, bám dính, trang trí sản phẩm; chống nóng, chịu nhiệt, chống rỉ, chống thấm;... trong hầu hết sản phẩm của các ngành nghề như gỗ, đồ dùng gia đình, xe cộ, máy móc,...
Bụi trong sản xuất sơn
Trong quá trình sản xuất sơn sẽ sinh ra bụi, bụi sơn là những hạt có kích thước khác nhau ở dạng khói với mùi khó chịu. Bụi sơn khi phát tán ra bên ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, gây ô nhiễm môi trường và cực kỳ độc hại với con người.
5. Các ngành sử dụng nồi hơi
Bụi từ việc đốt nguyên liệu, nhiên liệu trong nồi hơi công nghiệp
Các ngành sử dụng nồi hơi công nghiệp để đốt nguyên và nhiên liệu với mục đích sinh nhiệt phục vụ cho các công đoạn khác. Những nguyên liệu, nhiên liệu thường được dùng như than, củi, gỗ, mùn cưa, trấu,... khi đốt cũng tạo ra lượng bụi không nhỏ. Đó cũng chính là mối lo ngại với sức khỏe con người và hệ sinh thái xung quanh.
Các phương pháp xử lý bụi công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Thực tế, việc phát sinh bụi bẩn trong sản xuất công nghiệp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế tối đa lượng bụi bẩn bằng các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất sau đây:
1. Chuẩn bị đầy đủ trang phục bảo hộ cho người lao động
Đối với các khu công nghiệp, xưởng sản xuất thường sản sinh bụi độc hại thì phải đầu tư trang phục bảo hộ cho người lao động. Điều này giúp ngăn chặn bụi tiếp xúc với con người, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao hiệu suất làm việc.
Doanh nghiệp cần trang bị đồ bảo hộ cho người lao động
Trang phục bảo hộ cho người lao động cần có quần áo dày dặn, khẩu trang chống bụi, kính lao động,... đảm bảo đạt tiêu chuẩn phổ biến các trang bị bảo hộ lao động cho từng ngành nghề.
2. Lắp đặt hệ thống xử lý bụi
Hệ thống xử lý bụi chính là tập hợp các thiết bị thu gom bụi bẩn tại các khu công nghiệp, sản xuất phát sinh ra bụi, rồi sau đó đưa vào xử lý trước khi thải ra môi trường. Do đó, có thể hiểu hệ thống xử lý bụi gồm có 2 công đoạn là hút bụi và xử lý bụi. Cụ thể:
Hệ thống xử lý bụi công nghiệp
-
Hệ thống hút bụi sẽ thu gom lượng bụi sản sinh sau quá trình sản xuất ngay lập tức. Đối với các ngành trực tiếp phát sinh ra bụi thì cần lắp đặt hệ thống hút tại vị trí sản sinh bụi đó.
-
Sau quá trình thu gom; bụi sẽ được lọc, xử lý và tách với khí sạch trước khi xả thải ra môi trường. Dòng khí sạch được đưa ra môi trường bên ngoài, còn bụi được giữ lại dưới dạng bùn thông qua hệ thống xử lý bụi này.
Như vậy, việc lắp đặt hệ thống hút bụi này sẽ giúp cải thiện được không khí trong nhà xưởng, giảm tối đa lượng bụi có thể tiếp xúc với người lao động. Khi đó, không gian được thông thoáng, sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe cho con người.
3. Xây dựng hệ thống lọc không khí công nghiệp
Hệ thống lọc không khí là một trong số các biện pháp phòng - chống bụi được sử dụng phổ biến hiện nay. Một số hệ thống lọc khí phổ biến đó là màng lọc HEPA, bộ lọc than hoạt tính, công nghệ lọc khí tia UV, công nghệ lọc khí ion âm,...
Hệ thống lọc bụi công nghiệp
Xây dựng hệ thống lọc khí công nghiệp giúp làm sạch bầu không khí, bụi bẩn, mùi hôi, nấm mốc,... nhờ đó mà sức khỏe của người lao động được đảm bảo. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn cho vấn đề vệ sinh, làm sạch nơi làm việc.
4. Biện pháp kỹ thuật
-
Bố trí đường vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm riêng biệt, điều này nhằm hạn chế tình trạng “tung” thêm bụi vào không khí.
Bố trí đường vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm hợp lý
-
Cơ giới hóa quá trình sản xuất và dây chuyền máy móc, sử dụng các dụng cụ che chắn để hạn chế tối đa bụi bẩn bám vào các chi tiết máy móc.
-
Ứng dụng thêm nhiều phương pháp xử lý bụi khác như ly tâm, lắng và lọc bụi, máy siêu âm, khử bụi bằng điện,...
-
Áp dụng các biện pháp sản xuất trong không khí ẩm hoặc sản xuất ướt, ngoài ra còn có thể thay đổi kỹ thuật thi công.
-
Sử dụng hệ thống gió trong hệ thống hút bụi cục bộ để giảm thiểu độ đậm đặc của bụi ở trong không khí.
-
Lau chùi máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, cửa ra vào, tường nhà, trần nhà,... thường xuyên.
-
Tường nhà, trần, cửa,... cần phải nhẵn để giảm lượng bụi bám vào.
5. Biện pháp y tế
-
Tổ chức kiểm tra định kỳ hàm lượng bụi trong môi trường sản xuất. Nếu như hàm lượng bụi quá lớn thì đòi hỏi cần phải có biện pháp điều chỉnh để làm giảm lượng bụi.
-
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động tiếp xúc nhiều với bụi.
Đảm bảo kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động
6. Quy hoạch, đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp ở xa khu dân cư
Các khu công nghiệp nên xây dựng ở những nơi dân cư thưa thớt, hoặc tại nơi cách xa những nơi đông dân cư để đảm bảo việc hoạt động sản xuất không làm ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân cạnh đó.
Có nên sử dụng máy hút bụi công nghiệp xử lý bụi trong sản xuất không?
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa mạnh mẽ, các nhà máy công nghiệp ngày càng càng nhiều kéo theo đó là lượng bụi trong sản xuất công nghiệp rất lớn. Do đó, đi kèm với các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất thì các thiết bị hỗ trợ làm sạch bụi trên bề mặt sàn cũng vô cùng quan trọng.
Máy hút bụi công nghiệp – Giải pháp vệ sinh, làm sạch hiệu quả bụi trong sản xuất
Theo đó, những chiếc máy hút bụi công nghiệp chuyên dụng được xem là giải pháp tốt nhất cho các nhà xưởng, khu công nghiệp, xưởng sản xuất,... với diện tích lớn. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thì người dùng sẽ lựa chọn dòng máy hút bụi phù hợp nhất. Chẳng hạn:
-
Đối với nhà xưởng gia công cơ khí hay chế tác đồ gỗ, xưởng mộc,... có sử dụng mắt cắt CNC cùng với đó là lượng bụi bẩn nhiều thì nên chọn loại máy hút bụi túi vải. Đây là dòng máy sở hữu túi chứa bụi lớn, có thể gắn đầu hút của máy trực tiếp vào các loại máy móc (CNC) để làm giảm tỷ lệ thất thoát bụi ra ngoài môi trường.
-
Đối với xưởng sản xuất có hỗn hợp bụi bẩn gồm bụi khô, bụi ướt và chất lỏng,... thì nên mua máy hút bụi công nghiệp chuyên dụng. Dòng máy này với khả năng hút đa dạng, tính cơ động cao, thùng chứa và mức công suất đa dạng sẽ phù hợp với nhiều ngành nghề.
-
Đối với ngành nghề có bụi bẩn độc hại như hóa chất hoặc môi trường làm việc nhiệt độ cao, dễ cháy nổ thì nên sử dụng những chiếc máy hút bụi chuyên dụng có khả năng chống cháy, phòng nổ, chống độc,...
Một số dòng máy hút bụi công suất lớn sử dụng trong công nghiệp
Với các ưu điểm nổi bật về thiết kế, hiệu năng làm sạch cùng mức giá thành phải chăng; các model máy hút bụi công nghiệp đã và đang nhận được sự yêu thích của đơn vị doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa đến lớn. Dưới đây là một số mẫu máy hút bụi công suất lớn được đánh giá rất cao hiện nay.
1. Máy hút bụi trong sản xuất Kumisai 380T
Thông số kỹ thuật của model máy hút bụi công nghiệp Kumisai 380T:
-
Công suất: 3900W
-
Điện áp: 220V/50Hz
-
Số động cơ: 3 motor
-
Lưu lượng khí: 190L/S
-
Dung tích thùng chứa: 80L
-
Dây điện: 08m
-
Trọng lượng: 29 kg
Kumisai 380T
Kumisai KMS 380T là model máy hút bụi công nghiệp trang bị 3 động cơ với 3 công tắc riêng biệt, cùng mức công suất lên đến 3900W cho lưu lượng khí 190 lít/ giây. Máy cho khả năng làm sạch cực ấn tượng, hút nước/ hút bụi khô và các bụi bẩn công nghiệp nhanh chóng, hiệu quả.
Giá tham khảo: 6.000.000 VNĐ
2. Máy hút bụi trong sản xuất công nghiệp Kumisai KMS 90
Thông số kỹ thuật của model Kumisai KMS 90:
-
Công suất: 3900W
-
Điện áp: 220V - 50Hz
-
Số động cơ: 3 motor
-
Lưu lượng khí: 310 L/s
-
Dung tích thùng chứa: 90L
-
Đường kính thùng chứa: ф440mm
-
Chất liệu thùng chứa: Inox
-
Độ dài dây điện: 8 - 10m
Kumisai KMS 90
Máy hút bụi Kumisai KMS 90 có tổng công suất là 3900W cho lưu lượng khí lên tới 310 lít/giây. Nhờ vậy mà máy có lực hút khỏe, hút được nhiều bụi bẩn. Kumisai KMS 90 được trang bị thùng chứa bụi dung tích 90 lít nên thích hợp với những nhà xưởng lớn, có nhiều bụi bẩn.
Giá tham khảo: 7.600.000 VNĐ
3. Máy hút bụi công nghiệp đa năng Kumisai KMS 803
Thông số kỹ thuật của dòng sản phẩm Kumisai KMS 803:
-
Công suất: 3900W
-
Điện áp: 220V - 50Hz
-
Lưu lượng khí: 295 L/s
-
Dung tích thùng chứa: 80L
-
Đường kính thùng chứa: ф440mm
-
Lực hút chân không: 250mbar
-
Dây điện: 8 - 10m
-
Kích thước của máy hút bụi: 630 x 550 x 1000mm
Kumisai KMS 803
Kumisai KMS 803 là dòng máy hút bụi công nghiệp trong sản xuất đa năng với công suất hoạt động 3900W cùng lưu lượng hút 295 lít/giây và lực hút chân không 250mbar. Thiết kế thông minh, cực kỳ tiện dụng với hệ thống bánh xe linh hoạt và tay đẩy bền chắc giúp quá trình di chuyển đến các vị trí cần vệ sinh trở lên dễ dàng, nhanh chóng.
Giá tham khảo: 6.600.000 VNĐ
4. Máy hút bụi trong sản xuất công nghiệp Kumisai KMS80A
Thông số kỹ thuật của model Kumisai KMS80A:
-
Công suất: 3900W
-
Điện áp: 220V/50Hz
-
Lưu lượng khí: 310L/S
-
Dung tích thùng chứa: 80L
-
Đường kính thùng chứa: ф440mm
-
Dây điện: 8-10m
-
Trọng lượng: 25 kg
Kumisai KMS80A
Máy hút bụi công nghiệp Kumisai KMS80A với 3 khả năng gồm hút bụi ướt, bụi khô và bụi bẩn công nghiệp giúp người dùng làm sạch mọi bề mặt một cách dễ dàng trong khoảng thời gian ngắn, mà không tốn nhiều công sức. Bên cạnh đó, hệ thống các đầu hút đi kèm như bàn hút nước, bàn hút bụi, đầu chổi tròn, đầu hút khe hỗ trợ công việc làm vệ sinh trong mọi ngóc ngách hiệu quả.
Giá tham khảo: 4.200.000 VNĐ
5. Máy hút bụi công suất cực lớn Kumisai KMS70H- Hepa
Thông số kỹ thuật của dòng máy hút bụi Kumisai KMS70H- Hepa:
-
Công suất: 3000W
-
Motor: Ametek – USA
-
Điện áp: 220V/50Hz
-
Số động cơ: 2 motor
-
Lưu lượng khí: 240 L/s
-
Dung tích thùng chứa: 70L
-
Đường kính thùng chứa: ф440mm
-
Lọc bụi: Màng lọc hepa, túi vải
-
Dây điện: 8 - 10m
Kumisai KMS70H- Hepa
Kumisai KMS70H- Hepa là máy hút bụi công nghiệp loại lớn có công suất hoạt động lên đến 3000W tạo ra luồng khí 240 lít/giây. Theo đó, mọi bụi bẩn và chất thải công nghiệp dễ dàng bị hút vào bên trong thùng chứa 70 lít.
Khi kết hợp với các phụ kiện máy hút bụi gồm bàn hút nước/bụi, đầu hút chổi tròn và đầu hút góc; máy hút bụi Kumisai KMS70H- Hepa cho hiệu quả vệ sinh tối đa. Đồng thời tiết kiệm chi phí làm vệ sinh cho doanh nghiệp.
Giá tham khảo: 3.800.000 VNĐ
Trên đây là nội dung tổng hợp các kiến thức về bụi trong sản xuất của chúng tôi gửi đến bạn. Nếu quý khách hàng khi có nhu cầu đầu tư sản phẩm máy hút bụi công nghiệp cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ với KUMISAI VIỆT NAM qua số hotline 0982 090 819 - 0983 898 758 để được tư vấn và hướng dẫn mua hàng nhanh chóng nhất!