Nội dung chính [ Ẩn ]

    Tháp giải nhiệt tròn có thiết kế hình trụ tròn đặc biệt. Thiết bị hiện đang được lắp đặt và sử dụng phổ biến tại nhiều đơn vị với hiệu quả làm mát cao, nhanh chóng và bền bỉ. Nếu bạn cũng đang có ý định lắp đặt, sử dụng tháp giải nhiệt tròn thì có thể tham khảo nhanh qua một vài thông tin được chia sẻ dưới đây!

    Tháp giải nhiệt tròn - Làm mát nhanh, bền bỉ tuyệt đối

    Tháp giải nhiệt tròn - Làm mát nhanh, bền bỉ tuyệt đối

    Tháp giải nhiệt tròn có cấu tạo như thế nào?

    Tháp giải nhiệt tròn thường được lắp đặt và sử dụng cho các nhà máy, doanh nghiệp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Chính vì vậy máy có cấu tạo và thiết kế không quá phức tạp. Chi tiết như sau:

    Cấu tạo tháp giải nhiệt tròn

    Cấu tạo tháp giải nhiệt tròn

    Khung và thân tháp

    Do đặc thù công việc, tháp giải nhiệt chiller luôn phải hoạt động liên tục trong quá trình sản xuất của dây chuyền máy móc. Hơn hết điều kiện vận hành luôn có nhiệt độ cao. Do đó để đảm bảo độ bền và sự ổn định, thiết bị này thường được thiết kế khung, thân và đế tháp đặc biệt chắc chắn.

    Khung và đế được sử dụng hợp kim thép chắc chắn. Điều này giúp tăng khả năng chịu lực, chống ăn mòn và hoen gỉ trong quá trình sử dụng. Hơn nữa phần thân vỏ cũng được sử dụng sợi thủy tinh cao cấp. Qua đó đem đến độ bền tốt nhất cho thiết bị.

    tháp giải nhiệt tròn Kumisai

    Thân vỏ được sử dụng chất liệu cao cấp cho độ bền cao

    Filling - Khối đệm tháp giải nhiệt

    Khối đệm hay còn có tên gọi khác là tấm làm mát, tấm tản nhiệt hoặc màng PVC. Nhiệm vụ chính của khối đệm tháp giải nhiệt là tối ưu hiệu quả trao đổi nhiệt giữa nước và không khí. Hiện có 2 loại filling tháp giải nhiệt là: Filling dạng phun và màng PVC.

    • Filling dạng phun

    Với thiết kế dạng phun, nước rơi trên các thành chắn ngang và được phun ở dạng giọt nhỏ lên bề mặt khối đệm. Loại filling này thường được làm bằng nhựa hoặc bằng gỗ. Trong đó loại bằng nhựa cho hiệu quả sử dụng tốt hơn.

    • Filling màng PVC

    Được tạo thành bằng cách đặt các màng nhựa mỏng sát nhau. Nước mang theo nhiệt rơi trên bề mặt filling, tiếp xúc với không khí để làm mát. Ngoài mặt phẳng, filling màng PVC có thể được thiết kế dạng tổ ong, nhăn hoặc nhiều kiểu khác. Điều này sẽ giúp tối ưu hiệu quả làm mát, trao đổi nhiệt cho hệ thống.

    Tấm chắn nước

    Tấm chắn nước được lắp đặt xung quanh bể chứa nước của tháp giải nhiệt tròn. Nó giúp hạn chế tình trạng nước bắn ra ngoài cũng như hạn chế tình trạng hao hụt nước làm mát.

    Tấm chắn nước tháp giải nhiệt tròn

    Tấm chắn nước tháp giải nhiệt tròn

    Bộ phận khí vào

    Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ lấy không khí vào bên trong tháp giải nhiệt. Nó có thể được thiết kế hoàn toàn một phía của tháp với kiểu dòng chảy ngang hoặc được đặt phía dưới đáy tháp với kiểu dòng ngược.

    Cửa không khí vào

    Cửa không khí vào thường được thiết kế trên các dòng tháp ngang. Mục đích chính là để cân bằng lượng không khí được lấy vào trong khối đệm và giữ lại trong nước. Thường những dòng tháp ngược sẽ không cần cửa lấy khí.

    Vòi phun

    Vòi phun tháp giải nhiệt đảm nhận nhiệm vụ phun nước thành các tia để làm ướt filling. Điều này không chỉ giúp đảm bảo sự đồng đều mà còn giúp đẩy nhanh hiệu quả làm mát. Vòi phun có thể được điều chỉnh nhiều kiểu phun, tùy thiết kế từng model.

    Cánh quạt

    Cánh quạt tháp giải nhiệt đảm nhận nhiệm vụ tạo và duy trì luồn không khí lưu thông trong tháp. Thường các model tháp công suất nhỏ sẽ được dùng cánh quạt nhựa, các loại tháp công suất lớn hơn được dùng quạt hợp kim nhôm. Các cánh quạt được điều chỉnh cân đối để đem đến hiệu quả vận hành tốt và êm ái nhất.

    Quạt giúp tăng không khí lưu thông

    Quạt giúp tăng không khí lưu thông

    Ngoài ra người dùng cũng có thể điều chỉnh độ nghiêng của quạt. Thao tác này sẽ giúp thay đổi lưu lượng gió được lấy vào. Từ đó đem đến công suất hoạt động tốt nhất.

    Motor

    Motor tháp giải nhiệt tròn được thiết kế chống thấm nước với nhiều mức công suất. Thông số này đại diện cho khả năng làm mát, giải nhiệt của hệ thống tháp hạ nhiệt.

    >>> Xem ngay Top 6 tháp giải nhiệt BAC được dùng nhiều nhất hiện nay

    Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt tròn

    Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt tròn không quá khác biệt so với hầu hết các thiết bị hạ nhiệt công nghiệp khác. Cụ thể là dựa vào sự tương tác giữa nước và không khí để làm mát. Chi tiết quy trình làm mát với tháp tản nhiệt tròn như sau:

    Tháp hạ nhiệt tròn hoạt động như thế nào?

    Tháp hạ nhiệt tròn hoạt động như thế nào?

    • Nước được đưa vào tháp giải nhiệt và phân tán đều trong toàn hệ thống máy móc động cơ. Tại đầu ra, nước mang theo nhiệt lượng được đưa về bộ phận vòi phun.
    • Nước nóng được phun đều trên bề mặt tấm tản nhiệt. Lúc này một phần nước bị bay hơi trong không khí.
    • Bộ phận quạt được kích hoạt để làm mát nước trên tấm tản nhiệt.
    • Khí nóng liên tục được kéo qua bộ phận thoát nước và thoát ra khỏi tháp giải nhiệt. Cũng trong quá trình này, nhiệt độ hệ thống máy móc được hạ xuống nhờ trao đổi nhiệt với không khí.
    • Nước sau khi hạ nhiệt được đưa lại các tầng bên trong của tháp. Quá trình này được thực hiện liên tục cho đến khi đạt được nhiệt độ mong muốn.

    Nói tóm lại: Tháp giải nhiệt tròn hoạt động theo nguyên lý kết hợp dùng quạt và nước làm mát. Nhiệt lượng được “trích” từ nước làm mát ra không khí để giải nhiệt. Thông qua đó giúp hệ thống hạ nhiệt hoạt động ổn định, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

    >>> Xem thêm cấu tạo và nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt vuông tại đây

    Có nên lắp đặt tháp hạ nhiệt tròn

    Có nên lắp đặt tháp hạ nhiệt tròn

    Ưu điểm của tháp giải nhiệt tròn

    Thực tế hiệu quả làm mát của tháp giải nhiệt tròn là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, nếu bạn đang phân vân không biết có nên đầu tư hệ thống này không thì có thể cân nhắc qua vài ưu điểm nổi bật dưới đây!

    Làm mát nhanh,  hiệu suất lớn

    So với các phương pháp hạ nhiệt truyền thống, tháp tản nhiệt tròn được người dùng và giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả làm mát. Nhiệt lượng được loại bỏ nhanh chóng và an toàn giúp hệ thống máy móc vận hành ổn định, bền bỉ với hiệu suất tốt hơn rõ rệt.

    tháp giải nhiệt tròn hạ nhiệt hệ thống máy móc nhanh, tiết kiệm chi phí

    Hạ nhiệt hệ thống máy móc nhanh, tiết kiệm chi phí

    Thiết kế linh hoạt

    Thiết kế cũng là một điểm sáng của dòng tháp giải nhiệt này. Sản phẩm được thiết kế tháo rời, thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt. Hơn hết người dùng không cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng để sử dụng máy.

    Vận hành đơn giản

    Với cấu tạo đơn giản, cách thức sử dụng tháp giải nhiệt tròn không khó. Hơn nữa thao tác lắp ráp, bảo dưỡng hay vệ sinh tháp cũng được thực hiện dễ dàng, ít tốn kém hơn so với nhiều hệ thống giải nhiệt khác.

    Nhiều sự lựa chọn

    Hiện các mẫu tháp giải nhiệt tròn đang được phân phối khá đa dạng trên thị trường với nhiều mức công suất, thương hiệu và giá thành. Điều này dĩ nhiên sẽ giúp người dùng thuận lợi hơn khi cần tham khảo hoặc đặt mua máy.

    tháp giải nhiệt tròn đa dạng các mức công suất và thương hiệu

    Đa dạng các mức công suất và thương hiệu để chọn lựa

    Ít ảnh hưởng đến môi trường

    Quá trình hạ nhiệt của thiết bị chỉ sử dụng nước và quạt làm mát, không có hóa chất độc hại. Thêm nữa nước được tái sử dụng trong xuyên suốt quá trình làm mát. Do đó tháp giải nhiệt tròn được đánh giá là một trong những giải pháp hạ nhiệt nhanh, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.

    Độ bền cao, vận hành êm ái

    Tháp tản nhiệt tròn thường xuyên phải vận hành trong điều kiện nhiệt độ cao, tần suất lớn. Chính vì vậy tất cả các bộ phận và linh kiện tháp giải nhiệt đều được sử dụng chất liệu cao cấp. Điều này giúp đem đến cho hệ thống độ bền cao, ít phát sinh hư hỏng.

    Mặt khác với thiết kế chống ồn hiện đại nên dù hoạt động liên tục, độ ồn tháp hạ nhiệt cũng không quá lớn. Vì vậy sẽ không gây bất tiện hoặc khó chịu cho người dùng.

    Có nên lắp đặt tháp hạ nhiệt tròn?

    Có nên lắp đặt tháp hạ nhiệt tròn?

    Nhược điểm của tháp giải nhiệt tròn

    Bên cạnh tháp giải nhiệt tròn, tháp giải nhiệt vuông cũng là lựa chọn được nhiều đơn vị cân nhắc đầu tư. So với dòng tháp vuông có cùng hiệu năng, tháp tròn tốn nhiều diện tích lắp đặt hơn. Thêm nữa chúng ta không thể kết nối nhiều tháp cùng lúc như dòng giải nhiệt vuông. Đó là lý do các model tháp hạ nhiệt tròn thường chỉ được dùng cho các đơn vị có quy mô sản xuất vừa và nhỏ.

    Tháp giải nhiệt tròn nên dùng khi nào?

    Mang đến hiệu quả làm mát nhanh chóng, tiết kiệm, tháp hạ nhiệt tròn đang được ứng dụng linh hoạt tại nhiều lĩnh vực sản xuất. Vậy khi nào nên lắp đặt tháp giải nhiệt tròn?

    • Thiết bị là lựa chọn tốt nhất cho các hệ thống máy móc tỏa ra nhiệt lượng lớn để đảm bảo an toàn và tuổi thọ vận hành.
    • Nên lắp đặt tháp giải nhiệt tròn tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất thường xuyên phải hoạt động liên tục.

    Tháp tản nhiệt tròn với nhiều ưu điểm nổi trội

    Tháp tản nhiệt tròn với nhiều ưu điểm nổi trội

    • Lắp đặt thiết bị khi cân tối ưu hiệu quả hoạt động của các hệ thống máy móc trong dây chuyền sản xuất thực phẩm, nông sản, đồ đông lạnh,...
    • Tháp giải nhiệt tròn cũng là lựa chọn phù hợp cho các ngành luyện kim, ép nhựa, dược phẩm, điện lạnh,...

    Được đánh giá cao về hiệu quả làm mát cùng nhiều lợi thế trong quá trình hoạt động, lắp đặt tháp giải nhiệt tròn là phương án làm mát tốt nhất tại các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. Nếu cũng đang có ý định đầu tư thiết bị, quý vị hãy liên hệ ngay Hotline 09123 70 282 hoặc 0972 882 886 để được giải đáp, tư vấn và báo giá tháp giải nhiệt tròn tốt nhất nhé!

    >>> Xem ngay tại sao tháp giải nhiệt Rinki của Hồng Kong được yêu thích tại đây