Nội dung chính [ Ẩn ]

    Tháp giải nhiệt kín là một trong những dòng tháp làm mát phổ biến nhất hiện nay. Nó được ưa chuộng nhờ khả năng ngăn chặn không cho chất gây ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, đảm bảo chất lượng nước. Vậy tháp giải nhiệt kín là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về dòng tháp làm mát này qua những chia sẻ ngay sau đây.

    Tháp giải nhiệt kín là gì?

    Tháp giải nhiệt kín hay còn có tên gọi khác là tháp giải nhiệt tuần hoàn kín. Đây là dòng tháp có chức năng làm mát nước, giữ cho hệ thống luôn sạch sẽ nhờ việc ngăn chặn không cho chất gây ô nhiễm xâm nhập vào trong vòng tuần hoàn.

    Tháp giải nhiệt kín

    Tháp giải nhiệt dạng kín

    Điều này tạo ra 2 mạch chất lỏng riêng biệt: 1 mạch bên ngoài và 1 mạch bên trong. Trong đó, mạch bên ngoài chứa nước phun lưu thông qua cuộn dây rồi trộn với không khí bên ngoài. Còn mạch bên trong thì chất lỏng được làm mát sẽ lưu thông ở bên trong cuộn dây. Trong quá trình hoạt động, nhiệt lượng được truyền từ chất lỏng nóng trong cuộn dây sang nước phun rồi sau đó nước bốc hơi được đưa ra khí quyển.

    Đặc điểm của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

    Tháp giải nhiệt kín có những đặc điểm cơ bản như sau:

    • Bên trong ống xoắn của tháp luôn có chứa một lượng nước nhất định.
    • Bên ngoài được bao bọc bởi một một tầng nước mỏng. Không khí vào tháp sẽ đi qua  cửa nạp, tạo thành dòng chảy ngược chiều đối với dòng nước được phun xuống.
    • Nhờ quá trình này, nhiệt lượng sẽ được tách ra khỏi nước rồi biến thành dạng hơi, nước sau khi làm mát sẽ được đưa đi làm mát máy móc thiết bị.
    • Tháp giải nhiệt dạng kín cần nhiều năng lượng hơn để đạt được hiệu quả làm mát tương tự như tháp giải nhiệt dạng hở.

    Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt kín

    Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt kín

    Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt kín

    Tháp giải nhiệt dạng kín hoạt động tương tự như tháp giải nhiệt hỏ. Khác biệt duy nhất đó là nhiệt lượng của tháp kín được truyền từ dòng nước quá nhiệt sang không khí xung quanh qua cuộn trao đổi nhiệt trong mạch kín. Cuộn dây sẽ cách ly dòng nước quá nhiệt với không khí bên ngoài. Điều này sẽ giữ cho nước sạch, không lẫn tạp chất trong vòng lặp khép kín.

    Hai mạch chất lỏng riêng biệt sau đó được tạo ra. Gồm một mạch bên ngoài, phun nước tuần hoàn qua cuộn dây, trộn lẫn với không khí bên ngoài. Thứ hai là mạch bên trong, dòng nước nóng sẽ lưu thông bên trong cuộn dây. Khi tháp vận hành, nhiệt lượng được truyền từ chất lỏng nóng trong cuộn dây sang nước phun, nước bốc hơi được đưa ra khí quyển.

    >>> Xem thêm tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt hở

    Ưu điểm của tháp giải nhiệt dạng kín

    Hệ thống tháp giải nhiệt dạng kín này được đánh giá cao, nhiều đơn vị ưa chuộng nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

    Cấu tạo hiện đại và chắc chắn

    Các sản phẩm thuộc dòng tháp giải nhiệt kín được thiết kế thông minh, với công nghệ hiện đại cho nhiều chức năng tiện dụng.

    Tháp giải nhiệt kín chắc chắn

    Tháp giải nhiệt kín chắc chắn

    Tháp giải nhiệt kín được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó phần vỏ thường được làm từ thép mạ kẽm không gỉ hoặc composite cao cấp, chống han gỉ, chống ăn mòn tốt. Hệ thống cánh quạt được làm từ hợp kim nhôm, chịu được nền nhiệt nóng, độ ẩm cao. Các bộ phận đều được liên kết với nhau một cách chắc chắn, rất bền chắc.

    Hiệu năng giải nhiệt tốt

    Những chiếc tháp giải nhiệt dạng kín hoạt động với công suất lớn, cho khả năng làm mát nhanh hơn. Với quy trình làm mát được duy trì ở điều kiện thiết kế cao nhất, hệ số truyền nhiệt về mặt kỹ thuật sẽ tối ưu hơn. Ở một số bộ trao đổi nhiệt trung gian của tháp giải nhiệt dạng kín cũng được lắp đặt riêng biệt để dễ dàng vệ sinh hoặc giảm chi phí vốn.

    Tháp giải nhiệt dạng kín có chi phí cao

    Tháp giải nhiệt dạng kín có chi phí cao

    Khả năng ứng dụng đa dạng

    Các model tháp tản nhiệt tuần hoàn kín được ứng dụng ở trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Nhất là trong những ngành công nghiệp phổ biến như: luyện kim, chế tạo máy hay sản xuất, điện tử, điện lạnh, bảo quản thực phẩm, nhà máy điện,...

    Hạn chế sự rò rỉ và ô nhiễm nguồn nước

    Nguồn nước làm mát ở trong hệ thống tản nhiệt tuần hoàn kín sẽ không tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Hệ thống lưu thông được đóng kín, cho nên nguồn nước hạn chế bị nhiễm bụi bẩn từ bên ngoài, giảm nguy cơ tạo thành cặn bẩn, hạn chế hỏng hóc, ngăn ngừa sự rò rỉ. Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, vệ sinh và xử lý nguồn nước.

    Hệ thống tháp tản nhiệt kín có nhiều ưu điểm

    Hệ thống tháp tản nhiệt kín có nhiều ưu điểm

    Giá thành phù hợp với từng nhu cầu sử dụng

    Trên thị trường hiện nay, hầu hết các dòng tháp giải nhiệt kín đều được phân bổ theo các mức công suất khác nhau nên phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp. Đây chính là ưu điểm mà dòng tháp làm mát này này được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi.

    >>> Xem thêm ứng dụng của tháp giải nhiệt trong các ngành công nghiệp

    Phân loại tháp giải nhiệt kín

    Tháp giải nhiệt dạng kín được chia thành một số loại cụ thể như sau:

    Tháp giải nhiệt kín ngược dòng

    Trong thiết kế tháp giải nhiệt dạng khép kín ngược dòng, luồng không khí sẽ ngược hướng với nước phun. Không khí di chuyển theo phương thẳng đứng xuyên qua thiết bị trong khi nước phun di chuyển theo phương thẳng đứng đi qua cuộn dây. Nước chảy từ trên xuống dưới qua cuộn dây và ở dòng nhiệt ngược với không khí.

     

    Tháp giải nhiệt kín có nhiều loại

    Tháp giải nhiệt kín có nhiều loại

    Tháp giải nhiệt dạng kín có dòng chảy chéo

    Tháp giải nhiệt kín dòng chảy chéo sẽ thực hiện hút gió từ 2 bên sườn của tháp. Cuộn dây xoắn được hoạt động chủ yếu nhờ phương pháp dẫn nhiệt. Giúp hạn chế tối đa sự hình thành cáu cặn bên ngoài cuộn dây. Loại tháp này được đánh giá là phù hợp với nguồn nước nhiệt độ cao hoặc cần làm mát nước có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.

    Tháp tản nhiệt kín với dòng hỗn hợp

    Dòng tháp này có 2 loại là tháp giải nhiệt dạng kín có dòng hỗn hợp đầu vào đơn và dòng hỗn hợp đầu vào kép. Nước chảy từ trên xuống còn gió thì được chia thành 2 đường: một đường không khí lạnh sẽ đi từ trên xuống, đường còn lại thì đi vào tháp theo phương ngang từ phía bên. Nhờ trao đổi nhiệt chéo giữa tấm tản nhiệt và nước giúp cho nước được làm mát.

    So sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở

    So sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở

    So sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở

    Bên cạnh tháp tản nhiệt kín thì còn có tháp giải nhiệt hở. Để hiểu rõ cũng như phân biệt được 2 dòng tháp làm mát này thì hãy cùng tham khảo bảng so sánh sau đây.

    Đặc điểm

    Tháp giải nhiệt kín

    Tháp giải nhiệt hở

    Định nghĩa

    Là dòng tháp làm mát nước không cho nước tiếp xúc trực tiếp với không khí để ngăn chặn chất gây ô nhiễm xâm nhập vào vòng tuần hoàn.

    Là thiết bị làm mát nước cho phép nước tiếp xúc trực tiếp với không khí.

    Nguyên lý hoạt động

    Tháp giải nhiệt kín hoạt động gần giống như tháp giải nhiệt hở. Ngoại trừ việc nước nóng tiếp xúc trực tiếp với không khí. Thực tế, tháp có 2 mạch chất lỏng riêng biệt. Nhiệt lượng được truyền từ mạch bên trong, thông qua cuộn dây đến nước phun, sau đó nước nóng bay hơi và thải khí nóng ra bên ngoài.

    Tháp giải nhiệt làm mát nước bằng cách cho nước tiếp xúc trực tiếp với không khí.

    Dòng nước nóng sẽ được bơm lên đỉnh tháp qua các đường ống và phun lên trên các tấm tản nhiệt bằng đầu phun dạng tia. Khi đó quạt quay, làm không khí lạnh trao đôi nhiệt trực tiếp với nước nóng. Lúc này hơi nóng sẽ bốc hơi ra ngoài còn nước được giải nhiệt sẽ rơi vào bồn chứa ở đáy tháp.

    Ưu điểm

    • Nước trong tháp không tiếp xúc với các tạp chất nên không ô nhiễm, tăng tuổi thọ tháp lên nhiều lần.
    • Lắp đặt tháp giải nhiệt mạch kín đơn giản.
    • Quy trình vận hành dễ dàng, mức độ tự động hoá cao.
    • Chi phí vận hành, bảo trì tháp giải nhiệt kín thấp.
    • Giá tháp giải nhiệt hở thấp nên chi phí đầu tư ban đầu không quá cao.
    • Đa dạng ứng dụng ở nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
    • Phù hợp với những đơn vị có chất lượng nước kém.
    • Công suất làm mát cao ở trên mỗi đơn vị.

     

    Nhược điểm

    • Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với tháp giải nhiệt hở.
    • Tiêu tốn điện và nước so với những tháp làm mát cùng loại.
    • Cần phải kiểm tra, vệ sinh thường xuyên hơn so với tháp giải nhiệt mạch kín.
    • Không thích hợp để dùng ở đơn vị yêu cầu chất lượng nguồn nước cao.

    Chi phí đầu tư

    Cao hơn

    Thấp hơn

    Chi phí vận hành

    Thấp hơn

    Cao hơn

    Tiết kiệm điện năng

    Tốt

    Khá tốt

    Yêu cầu bảo trì

    Ít yêu cầu bảo trì

    Bảo trì định kỳ

    Khả năng hình thành cáu cặn, rong rêu

    Rất thấp

    Dễ hình thành

    Trên đây là những thông tin tổng hợp về dòng tháp giải nhiệt kín. Bạn có thể tham khảo thêm những model tháp giải nhiệt của thương hiệu Kumisai tại đây nhé!

    >>> Xem ngay cách tính toán tháp giải nhiệt để chọn tháp làm mát chuẩn nhất