Nội dung chính [ Ẩn ]

    Những đôi giày da sang trọng, lịch lãm và phong độ ngày càng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, giày da rất dễ bị nấm mốc vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Hãy cùng Kumisai tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý giày da bị mốc qua bài viết dưới đây. 

    Những nguyên nhân chính khiến giày da bị mốc

    Giày da bị mốc là tình trạng thường gặp khi sử dụng, bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân mà chúng ta hay gặp trong quá trình sử dụng.

    Có nhiều nguyên nhân khiến giày bị mốc khi sử dụng

    Có nhiều nguyên nhân khiến giày bị mốc khi sử dụng

    Giày bị mốc do thời tiết ẩm ướt

    Nồm, ẩm ướt là một hiện tượng xuất hiện thường xuyên tại các khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Tại Việt Nam, đặc biệt là vào những ngày mưa cuối đông, khi thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đây cũng thời điểm khiến giày da "tồi tàn" nhất với các vết mốc trắng xuất hiện trên bề mặt.

    Giày da được bảo quản không đúng cách

    Nguyên nhân giày da bị mốc do bảo quản không đúng cách có thể kể đến rất nhiều thói quen. Điển hình là đặt giày ở nơi ẩm ướt, không thoáng khí như phòng tắm; đi giày trong những ngày trời mưa, tiếp xúc với nước mà không lau khô kĩ cũng dẫn đến việc giày bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi, phá vỡ cấu trúc da nên rất dễ bị mốc. 

    Giày da ít sử dụng 

    Việc đặt giày da ở một vị trí mà không dùng trong khoảng thời gian dài cũng là điều mà nhiều người mắc phải và nên hạn chế. Đặc biệt là khi bạn không có thời gian vệ sinh, lãng quên sự có mặt của đôi giày này ở một góc nào đó trên kệ giày của mình. Chưa kể đến thời tiết ẩm mốc cũng sẽ trở thành điều kiện lý tưởng sinh sôi nấm mốc, hủy hoại đôi giày da của bạn.

    5 cách xử lý giày da bị mốc hiệu quả

    Những vết ẩm mốc khiến đôi giày trở nên mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền. Để xử lý những vết mốc này, bạn có thể linh hoạt áp dụng các cách dưới đây. 

    Vệ sinh giày da bị mốc bằng khoai tây

    Khoai tây chứa axit oxalic tự nhiên có khả năng làm sạch và loại bỏ các vết ố, bao gồm cả các vết mốc trên bề mặt da. Nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và hiệu quả xử lý rất tuyệt vời mà bạn nên áp dụng để đánh bay những vết mốc xấu xí trên giày da. 

    Trong khoai tây chứa axit oxalic có khả năng xử lý vết mốc trên giày

    Trong khoai tây chứa axit oxalic có khả năng xử lý vết mốc trên giày

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch, và cắt khoai tây thành từng lát.

    • Bước 2: Đặt những lát khoai tây vào trong một chiếc khăn ẩm. Sau đó gói lại và xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn cho đến khi nhựa của khoai tây chảy ra.

    • Bước 3: Tiếp tục xoa và chà nhẹ khoai tây lên giày cho đến khi khoai tây khô thì đem vệ sinh giày. Phơi ở nơi có ánh nắng nhẹ. 

    Xử lý vết mốc trên giày da bóng bằng giấm ăn

    Giày da bóng dù được đánh giá là dễ vệ sinh, có độ bền cao. Tuy nhiên, nguy cơ bị mốc vẫn có thể xảy ra. Để xử lý vết mốc trên giày da bóng, bạn có thể sử dụng giấm ăn. Với hàm lượng axit cao, giấm giúp loại bỏ nấm mốc trên chất liệu da bóng cực kỳ hiệu quả. 

    Xử lý vết mốc trên giày da bóng bằng giấm ăn

    Xử lý vết mốc trên giày da bóng bằng giấm ăn

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Chuẩn bị giấm ăn, nước sạch, và khăn mềm.

    • Bước 2: Thấm khăn mềm vào nước sạch, sau đó lau qua bề mặt giày để loại bỏ bụi bẩn. 

    • Bước 3: Thấm một ít giấm ăn lên khăn sạch, sau đó lau nhẹ nhàng lên các vết mốc trên giày. Tiếp tục thực hiện cho đến khi giày da bóng không còn vết mốc.

    • Bước 4: Cuối cùng, đánh lại xi giày để tạo ra độ sáng bóng như mới. 

    Xử lý vết mốc giày da lộn bằng dũa móng tay

    Những đôi giày da lộn cũng rất dễ bị mốc khi tiếp xúc với điều kiện thời ẩm ướt mà không được bảo quản đúng cách. Thêm nữa, mốc còn khiến đôi giày bốc mùi khó chịu và mất đi tính thẩm mỹ vốn có. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể sử dụng dũa móng tay.

    Xử lý vết mốc giày da lộn bằng dũa móng tay

    Xử lý vết mốc giày da lộn bằng dũa móng tay

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Chuẩn bị dũa móng tay và một mảnh vải mềm sạch.

    • Bước 2: Hơ nóng dũa móng tay trên lửa.

    • Bước 3: Nhẹ nhàng chà dũa lên bề mặt giày da lộn.

    • Bước 4: Sau khoảng 2 - 3 phút, kiểm tra xem vết mốc đã biến mất chưa. Sử dụng mảnh vải mềm để lau sạch giày.

    Với những bước đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể khắc phục triệt để các vết mốc không quá nghiêm trọng trên giày da lộn. 

    Dùng kem đánh răng làm sạch vết mốc trên giày da bò

    Sử dụng kem đánh răng vệ sinh giày có thể nhanh chóng làm sạch vết mốc trên giày da bò. Bên cạnh đó, kem đánh răng cũng giúp giữ cho bề mặt giày da bò luôn sáng bóng hiệu quả. 

    Vệ sinh giày da bị mốc bằng kem đánh răng

    Vệ sinh giày da bị mốc bằng kem đánh răng

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Lấy một lượng nhỏ kem đánh răng cho vào bàn chải. Sau đó chải nhẹ lên vùng bị mốc. 

    • Bước 2: Dùng miếng vải sạch lau khô giày. 

    Dùng gôm, tẩy xử lý vết mốc trên giày da sáp

    Nếu bạn đang gặp phải tình trạng giày da sáp bị mốc, đừng lo lắng quá. Bạn có thể sử dụng gôm tẩy để loại bỏ các vết mốc này. Gôm tẩy không chỉ giúp làm sạch vết mốc mà còn loại bỏ bụi bẩn, giúp làm mờ những vết xước nhanh chóng. 

    Dùng gôm, tẩy xử lý vết mốc trên giày da sáp

    Dùng gôm, tẩy xử lý vết mốc trên giày da sáp

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Chuẩn bị gôm tẩy và một mảnh vải mềm.

    • Bước 2: Lau qua bề mặt giày để loại bỏ bụi bẩn.

    • Bước 3: Sử dụng gôm tẩy để nhẹ nhàng chà lên vùng giày bị mốc. Lặp lại cho đến khi các vết mốc được loại bỏ hoàn toàn.

    • Bước 4: Dùng vải mềm lau sạch giày. Sau đó, để giày ở nơi khô ráo, thoáng đãng và sạch sẽ. 

    Hướng dẫn bảo quản giày da chống ẩm mốc đúng cách

    Cho dù đôi giày của bạn có chất liệu da tốt, được đánh giá cao về độ bền thì cũng có thể bị mốc trong quá trình sử dụng. Để tránh tình trạng này, hãy bỏ túi một số lưu ý về cách bảo quản giày da chống ẩm mốc dưới đây: 

    Nhét giấy báo cũ vào trong giày khi lâu ngày không sử dụng

    Nhét giấy báo cũ vào trong giày khi lâu ngày không sử dụng

    • Giày lâu ngày không sử dụng thì bạn có thể nhét giấy hoặc báo cũ vào bên trong. Điều này vừa có tác dụng hút ẩm, vừa giúp giữ phom dáng, định hình ban đầu của túi. 

    • Đặt giày trên kệ, nơi thoáng mát, khô ráo. Hạn chế để ở những nơi ẩm ướt, trên nền đất ẩm. 

    • Khi mang giày trời mưa sau khi đi về cần vệ sinh lau chùi sạch sẽ, có thể sấy khô nếu cần. Đồng thời đặt giày tại những nơi thoáng, có ánh mặt trời (chú ý không để nắng gắt chiếu trực tiếp). 

    • Dốc ngược, vảy liên tục cho giày nhanh ráo nước.

    • Nên sử dụng máy đánh giày chuyên dụng tiến hành làm sạch và đánh bóng giày thường xuyên. 

    Trên đây là tổng hợp nguyên nhân, cách xử lý khi giày da bị mốc cho từng chất liệu mà bạn có thể áp dụng. Nếu cần đầu tư các sản phẩm máy chuyên dụng cho việc vệ sinh, đánh bóng giày, bạn đọc vui lòng truy cập website kumisai.vn hoặc liên hệ trực tiếp theo hotline: 09123 70 282 để được tư vấn, chọn mua các sản phẩm máy đánh giày giá tốt nhất.