Nội dung chính [ Ẩn ]
Bộ điều áp khí nén là thiết bị khá quen thuộc với những ai đang sử dụng hệ thống khí nén. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chi tiết về cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng cụ thể của nó. Do đó, bài viết này chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin về bộ phận này.
Bộ điều áp khí nén là gì?
Bộ điều áp khí nén hay van điều áp khí nén là bộ sản phẩm dùng để điều chỉnh áp suất của dòng khí nén luôn được ổn định và phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị.
Hiện nay trên thị trường, bộ điều chỉnh áp được chia thành nhiều loại theo các hãng nổi tiếng khác nhau như: Bộ điều chỉnh áp khí nén SMC, bộ điều chỉnh áp khí nén Airtac…và mức giá của bộ điều áp khí nén cũng sẽ có sự chênh lệch khác nhau.
Van điều áp khí nén là gì?
Cấu tạo đầy chi tiết của bộ điều áp khí nén
-
Thân chính: Được sản xuất bằng chất liệu gang hoặc thép không gỉ, có độ bền cao và khả năng chịu được áp lực tốt. Chức năng của nó là để bảo vệ và liên kết các bộ phận khác với nhau.
-
Van điều chỉnh: Là núm điều chỉnh giúp kiểm soát lò xo bên trong bộ điều áp thông qua trục vít. Khi vít càng chặt thì lực nén của lò xo càng tăng.
-
Màng chắn (Diaphragm): Được làm bằng chất liệu cao su giúp cho buồng chỉnh áp được kín hơn và đảm bảo không cho chúng tiếp xúc với áp suất bên ngoài.
-
Lò xo: Là bộ phận tạo ra sự cân bằng giữ áp suất bằng không và áp suất hạ lưu tối đa. Trong bộ điều áp máy nén khí có 2 lò xo. Một chiếc được gắn trực tiếp với núm vặn điều chỉnh và đầu còn lại gắn với màng chắn có tác dụng ở dưới poppet để thực hiện chức năng đóng chính. Chiếc còn lại nằm ở đỉnh của màng được gọi là lò xo điều chỉnh.
-
Đồng hồ đo áp: Đảm nhiệm chức năng hiển thị áp suất luồng khí nén giúp người dùng theo dõi được giá trị áp suất đầu ra của thiết bị.
-
Bộ lọc: Được dùng để lọc và loại bỏ các lưu chất khí nén giúp thu được lượng khí nén sạch đi qua van.
Cấu tạo đầy chi tiết của bộ điều áp máy nén khí
Phân loại bộ điều áp khí nén
Theo cơ chế hoạt động
-
Điều áp cơ: Loại điều áp khí nén này sử dụng van điều chỉnh bằng tay để kiểm soát áp suất của khí nén.
-
Điều áp điện tử: sử dụng công nghệ điện tử để điều khiển áp suất trong hệ thống khí nén. Các cảm biến sẽ đo áp suất và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển để điều chỉnh van mở hoặc đóng theo nhu cầu.
Theo áp suất làm việc
-
Bộ điều áp áp suất cao: Thiết bị này để giảm áp suất cao của khí nén giúp khí nén cấp ra có áp suất phù hợp với đầu ra của hệ thống và được ứng dụng riêng cho các hệ thống có lưu lượng áp suất khí nén cao và rất cao.
-
Bộ điều áp áp suất thấp: Là loại van sử dụng để giữ áp suất đầu ra ở một mức ổn định khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất đầu ra.
>>Tham khảo: Quy trình kiểm định bình nén khí theo chuẩn quy định của nhà nước
Bộ điều áp khí nén được ứng dụng như thế nào?
-
Công nghiệp sản xuất: Bộ điều áp khí nén được lắp đặt trong các thiết bị máy móc công nghiệp như xi lanh khí nén, động cơ khí nén, dây chuyền tự động hóa… trong các ngành công nghiệp sản xuất, cơ khí, khai thác, khai khoáng.
Máy nén khí mini trang bị bộ điều áp khí nén
-
Ngành y tế: Van điều áp được sử dụng để kiểm soát lượng khí của các bình oxy cho bệnh nhân thở, một cách ổn định với môi trường xung quanh hay được lắp đặt trong các máy nén khí tại các phòng khám nha khoa….
-
Giao thông vận tải: Bộ giảm áp khí nén được sử dụng để điều khiển áp suất khí nén trên các phương tiện chạy động cơ xăng, hệ thống phanh…giúp cho động cơ hoạt động một cách ổn định và hiệu quả nhất.
-
Đời sống hàng ngày: Các dạng máy nén khí mini, hệ thống ống nước, ống gas, hệ thống điều hòa… sử dụng trong gia đình thường được tích hợp thêm bộ điều áp khí nén để sử dụng. Nhờ đó, người dùng dễ dàng kiểm soát được nó.
Lợi ích và nhược điểm của bộ điều áp khí nén
Lợi ích
-
Kiểm soát áp suất chính xác: Bộ điều áp cho phép kiểm soát và duy trì áp suất khí nén ở mức mong muốn, đảm bảo an toàn cho hệ thống và các thiết bị kết nối.
-
Tiết kiệm năng lượng: Bằng cách điều chỉnh áp suất tối ưu cho từng ứng dụng, bộ điều chỉnh áp suất giúp giảm lãng phí năng lượng và chi phí vận hành.
-
Tăng tuổi thọ thiết bị: Áp suất ổn định giúp giảm hao mòn và hư hỏng cho các thiết bị, kéo dài tuổi thọ của chúng.
Bộ điều chỉnh áp suất khí nén SMC
Nhược điểm
-
Không dùng cho chất lỏng: Bộ giảm áp chỉ dùng cho khí nén, không phù hợp với chất lỏng hoặc các môi trường ẩm ướt.
-
Yêu cầu bảo trì: Cần bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh sự cố.
-
Giới hạn lưu lượng: Một số bộ điều áp có thể giới hạn lưu lượng khí nén, ảnh hưởng đến hiệu suất của các ứng dụng yêu cầu lưu lượng lớn.
Lựa chọn và bảo dưỡng bộ điều áp khí nén
Tiêu chí lựa chọn
Khi lựa chọn bộ điều áp khí nén, người dùng cần dựa theo những tiêu chí sau:
-
Áp suất làm việc: Chọn bộ điều áp có áp suất làm việc cao hơn áp suất tối đa (khoảng 10%) trong hệ thống, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
-
Hiệu suất: Đảm bảo lưu lượng, độ chính xác và khả năng đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
-
Vật liệu: Chọn vật liệu chống ăn mòn và chịu được điều kiện môi trường làm việc.
Bộ điều áp khí nén AIRTAC
Bảo dưỡng định kỳ
-
Kiểm tra và làm sạch bộ lọc: Việc thường xuyên kiểm tra và làm sạch bộ lọc giúp cho bộ lọc luôn được sạch sẽ, tránh tắc nghẽn và giúp cho bộ lọc được lâu bền hơn.
-
Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo áp: Trước khi đi vào vận hành chính thức cần phải chạy thử để kiểm tra lại đồng hồ xem đã chính xác với thông số cần sử dụng hay chưa. Nếu chưa chính xác có thể hiệu chỉnh lại sao cho phù hợp.
-
Thay thế các linh kiện hao mòn: Thiết bị cần phải được bảo dưỡng và bảo trì định kỳ. Khi phát hiện các linh kiện bị hao mòn, hỏng hóc phải thay thế kịp thời để đảm bảo thiết bị luôn được hoạt động ở trạng thái tốt nhất hạn chế sự cố hay bị gián đoạn trong quá trình làm việc.
Lưu ý khi sử dụng bộ điều áp khí nén
Những lưu ý khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống và cả người sử dụng, những lưu ý dưới đây thật sự rất cần thiết:
-
Van điều áp phải được lắp đặt đúng cách theo đúng hướng đi ra đi vào của khí nén. Chiều của đồng hồ đo áp suất phải ở vị trí dễ quan sát để người dùng có thể nhận thông tin kịp thời nhất.
-
Không nên để cho bộ điều áp hoạt động quá tải, áp suất đầu vào vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến cho van nhanh bị hỏng.
-
Nên sử dụng bộ điều áp khí nén đúng mục đích sử dụng để nó phát huy tối đa chức năng.
Qua bài viết trên, hy vọng quý bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết hơn về cấu tạo, lợi ích, ứng dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng bộ điều áp khí nén. Truy cập website Kumisai.vn để biết thêm nhiều thông tin khác về các loại máy móc công nghiệp chính hãng, chất lượng.