Nội dung chính [ Ẩn ]
Bình tích áp khí nén cùng máy nén khí là những thiết bị rất quan trọng sử dụng trong hệ thống khí nén. Vậy bình tích áp khí nén là gì? Ứng dụng cụ thể của nó như thế nào. Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi trong bài viết chi tiết dưới đây.
Bình tích áp khí nén là gì ?
Bình tích áp khí nén, còn được gọi là bình chứa khí hoặc bình thu khí. Đây là một thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Chức năng chính là:
-
Tích trữ khí nén: Bình tích áp lưu trữ một lượng khí nén nhất định, được tạo ra bởi máy nén khí.
-
Cân bằng áp lực: Bình giúp duy trì áp suất ổn định trong hệ thống, ngay cả khi nhu cầu sử dụng khí nén thay đổi đột ngột.
Nhờ hai chức năng trên, bình tích áp khí nén giúp hệ thống khí nén hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả hơn.
Bình tích áp khí nén là gì ?
Cấu tạo chính của bình tích áp khí nén
Bình chứa khí nén có 2 bộ phận chính là vỏ bình và ruột bình.
Vỏ bình:
-
Là bộ phận bên ngoài, bảo vệ các bộ phận bên trong.
-
Thường làm từ inox hoặc thép, được sơn tĩnh điện để tăng độ bền, chống ăn mòn và oxi hóa.
-
Đảm bảo an toàn khi có va đập do chịu được áp lực cao.
Ruột bình:
-
Làm từ chất liệu EPDM, một loại cao su chịu nhiệt và áp suất cao.
-
Có hình dáng tương ứng với vỏ bình.
-
Chịu được nhiệt độ lên tới 100°C, nhưng thực tế chỉ nên hoạt động tối đa ở khoảng 70°C.
Các bộ phận khác:
-
Đồng hồ đo áp: Hiển thị áp suất khí nén bên trong bình.
-
Rơ le áp suất: Tự động điều khiển việc nạp và xả khí dựa trên áp suất cài đặt.
-
Phần kết nối và các đầu nối: Cho phép kết nối bình với máy nén khí và các thiết bị sử dụng khí nén khác.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp
Quá trình nén khí
Khi máy bơm chưa hoạt động, bình tích áp còn rỗng và không có khí. Khi hoạt động, không khí sẽ theo đường ống dẫn khí đi vào trong bình nhờ quá trình giảm thể tích và rơ le áp suất sẽ tự động ngắt khi đã đủ dung tích bình.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp
Quá trình xả khí
Khi bình đã được nén đầy dung tích, khí nén sẽ theo dây dẫn được nối với đầu ra để đến các thiết bị khác. Khi lượng khí đã được sử dụng hết, rơ le lại tự động mở để tiếp tục nạp khí vào.
Quá trình nén và xả khí diễn ra liên tục theo một vòng tuần hoàn; đảm bảo luôn có sẵn một lượng khí nén dự trữ trong bình để cung cấp cho hệ thống khi cần thiết
Ứng dụng phổ biến của bình tích áp khí nén
Trong công nghiệp
Trong công nghiệp, bình tích áp được sử dụng để phân phối khí nén và loại bỏ bớt nước trong hệ thống máy nén khí công nghiệp.
Bình thu khí nén ứng dụng trong công nghiệp
Trong dân dụng
Bình tích áp mini được dùng trong hệ thống máy bơm trong hộ gia đình hoặc trong hệ thống PCCC nhằm giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Đồng thời giảm chấn động, rung lắc cho máy bơm hoạt động thông suốt, ổn định.
Trong y tế
Bình tích áp được sử dụng để lưu trữ, ổn định áp suất và cung cấp khí cho các thiết bị y tế như trong nha khoa hay trong bình oxy cho bệnh nhân…
Lợi ích của bình tích áp khí nén
Ổn định áp suất
Bình tích áp khí nén giúp đảm bảo sự ổn định áp suất cho các thiết bị trong hệ thống khi hoạt động liên tục.
Tiết kiệm năng lượng
Bình tích áp có khả năng tích trữ được lượng lớn không khí đảm bảo cho hệ thống hoạt động liên tục trong suốt thời gian dài nhờ đó giúp giảm tải cho máy nén khí và tiết kiệm năng lượng.
Bảo vệ thiết bị
Nhờ khả năng tự điều chỉnh áp suất, bình tích áp giúp bảo vệ các thiết bị khác tránh được va đập, rung xóc, hay các rủi ro về biến động áp suất trong quá trình sản xuất.
Các loại bình tích áp khí nén phổ biến
Bình tích áp kích thước nhỏ
Binh thuộc dạng mini có dung tích chứa nhỏ khoảng 20-100 lít, công suất thấp phù hợp sử dụng trong hộ gia đình hay công việc có tần suất hoạt động ít.
Bình tích áp dạng đứng
Đây là dạng bình tích áp được sử dụng phổ biến nhất. Bình được thiết kế theo kiểu hình trụ tròn đứng giúp tiết kiệm không gian tối đa sử dụng.
Các loại bình tích áp khí nén phổ biến
Bình tích áp dạng nằm
Có chức năng và khả năng hoạt động giống với bình dạng đứng nhưng bình tích áp dạng nằm được thiết kế kiểu nằm ngang, chắc chắn phù hợp với những công việc có không gian rộng lớn.
Công thức tính và cách chọn bình tích áp
Công thức tính dung tích bình tích áp khí nén
V=T x (C/P1 + P0) – (C/P2+P0)
Trong đó:
-
V: dung tích bình tích áp (m3)
-
T: Thời gian của chu kỳ (phút)
-
C: Lưu lượng khí
-
P0: Áp suất khí quyển (kg/cm2a)
-
P1, P2: Áp suất mức áp suất tối thiểu và tối đa của bình (kg/cm2g)
Tiêu chí lựa chọn bình tích áp
Dung tích và áp lực phù hợp
-
Với hộ gia đình, bạn nên chọn bình có dung tích nhỏ từ 20-100L với áp lực 8-10 Bar để tiết kiệm chi phí.
-
Trong công nghiệp thì bạn cần dùng bình có dung tích từ 300L trở lên cùng áp lực khoảng 16-25 Bar để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Tiêu chí lựa chọn bình tích áp
Ưu tiên thương hiệu lớn
Trên thị trường có nhiều hãng bình tích áp nổi tiếng như Varem, Pentax, Aquasystem…Nhũng thương hiệu này được đánh giá là có chất lượng tốt, giá thành hợp lý và bảo hành dài hạn.
Kiểu dáng bình
Bình tích áp có 2 kiểu dáng phổ biến là dáng đứng và dáng nằm. Chúng có công dụng, khả năng hoạt động như nhau. Tùy vào vị trí và không gian lắp đặt mà bạn sẽ chọn mua loại bình phù hợp.
Chọn đơn vị cung cấp
Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, nhất định chọn mua tại những đơn vị bán hàng chính hãng, uy tín có nhiều năm hoạt động trên thị trường; Hoặc tốt nhất là đến trực tiếp cơ sở để tìm hiểu và kiểm tra chất lượng.
Phụ kiện kèm theo
Đồng hồ áp lực: 01 chiếc/bình
Đồng hồ đo áp lực được lắp đặt cùng bình áp suất để kiểm soát mức áp lực của khí nén khi sử dụng và giúp đảm bảo an toàn cho các thiết bị sử dụng.
Van an toàn: 01 chiếc/bình
Van an toàn có vai trò quan trọng giúp đảm sự ổn định áp suất tránh phát sinh sự cố. Nhờ đó, góp phần kéo dài tuổi thọ của các thiết bị.
Van xả đáy: 01 chiếc/bình
Van xả thường được lắp đặt dưới đáy bình với mục đích là giúp xả bỏ lượng nước dư thừa do hơi nước ngưng tụ và xả ra ngoài các tạp chất lẫn trong nước.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bình tích áp khí nén mà chúng tôi tổng hợp. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về bình tích áp khí nén hay các sản phẩm khác về hệ thống khí nén vui lòng liên hệ tới Kumisai để được hỗ trợ nhanh chóng.